Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loét bàn chân tiểu đường: Cách chăm sóc tránh hoại tử, đoạn chi

(DS&PL) -

Một vết loét nhỏ ở bàn chân người tiểu đường cũng có thể bị hoại tử gây đoạn chi. Vì vậy, người bệnh cần biết cách chăm sóc vết loét đúng để tránh được biến chứng

Một vết loét nhỏ ở bàn chân người tiểu đường cũng có thể bị hoại tử gây đoạn chi. Vì vậy, người bệnh cần biết cách chăm sóc vết loét đúng để tránh được biến chứng nguy hiểm này.

85% trường hợp cắt cụt chi ở người tiểu đường là do biến chứng loét bàn chân.

Tại sao vết loét ở người bệnh tiểu đường có thể gây đoạn chi?

Loét bàn chân ở người tiểu đường không đơn thuần là một biến chứng riêng biệt. Đây là hậu quả của 3 biến chứng phối hợp. Bao gồm:

-         Biến chứng thần kinh: Người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Vì thế, họ không nhận biết được các tổn thương ở bàn chân khi đá phải vật sắc nhọn, dẫm phải đinh… Rất nhiều người chỉ phát hiện khi vết thương đã loét nặng. Bên cạnh đó, biến chứng thần kinh còn làm cho da khô, bong tróc, dễ nứt ra tạo thành các vết thương hở. Một số người bệnh tiểu đường còn bị biến dạng bàn chân (bàn chân charcot) nên càng dễ bị chấn thương hơn.

-         Biến chứng mạch máu: Đường huyết cao khiến các mạch máu tới bàn chân bị xơ vữa. Điều này làm giảm lượng máu nuôi dưỡng bàn chân và khiến các tổn thương tại đây lâu lành.

-         Nhiễm trùng: người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém hơn. Lượng đường trong máu cao cũng làm vi khuẩn dễ phát triển. Vì vậy, vết thương không chỉ lâu lành mà còn dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường.

Chính vì các nguyên nhân phức tạp kể trên, vết loét ở người tiểu đường cần được phòng ngừa và điều trị sớm. Người bệnh chưa có vết loét sẽ cần khám bàn chân hàng ngày và lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng bàn chân như:

-         Da khô, bàn chân ngứa ran, nóng rát.

-         Móng chân bị đổi màu, có nhiều nốt chai.

-         Hay đau chân, không đi bộ được các quãng đường xa (đau cách hồi).

-         Bàn chân lạnh, không thấy mạch ở trên mu bàn chân.

Trường hợp đã có vết loét, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để phục hồi lưu thông máu, tránh nhiễm trùng, từ đó bảo vệ đôi chân nguyên vẹn. 

Chăm sóc không đúng cách sẽ khiến vết loét lâu lành, thậm chí hoại tử nặng.

Cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường nhanh lành, tránh đoạn chi

Tất cả các vết loét bàn chân ở người tiểu đường đều cần được chăm sóc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, ngay khi phát hiện chúng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ giúp bạn cắt lọc các vùng hoại tử (nếu có), kê thuốc kháng viêm, kháng sinh chống nhiễm trùng. Sau đó, căn cứ vào mức độ nông sâu và nhiễm trùng của vết loét, bạn sẽ được yêu cầu nhập viện điều trị hoặc về nhà chăm sóc. Thường các vết loét nhỏ, nông, chưa nhiễm trùng (không sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ) sẽ được chăm sóc tại nhà và khám định kỳ để theo dõi.

Khi chăm sóc tại nhà, để vết loét nhanh lành, bạn cần lưu ý các điểm sau:

Dùng thuốc đúng chỉ định

Việc dùng thuốc sai cách sai liều có thể làm giảm hiệu quả điều trị, khiến vết loét lâu lành hơn. Vì vậy, bạn cần dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự rắc kháng sinh hay đắp lá lên vết loét. Bởi điều này sẽ tạo hốc mủ trong khi bề mặt vết loét vẫn khô.

Vệ sinh vết loét hằng ngày

Bạn nên rửa và khử trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod pha loãng 1% tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Hạn chế rửa bằng oxy già trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định. Sau khi vệ sinh sạch vết thương, dùng gạc mỡ, băng hydrocolloid hoặc dung dịch băng vết thương dạng xịt để băng bó.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như xuất hiện mủ, có đốm đen hoại tử, vết loét sưng đau, sốt, bạn cần quay lại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Hạn chế tì đè vào vết loét

Vết loét bị tì đè nhiều sẽ lâu lành. Vì vậy trong những ngày có vết thương, bạn không nên đi lại quá nhiều. Khi ngồi, nằm, nên kê cao chân hoặc có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng, giày dép chuyên dụng.

Giải pháp hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng loét bàn chân tiểu đường

Sử dụng các thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa tổn thương thần kinh cũng là một lựa chọn tốt để nâng cao hiệu quả điều trị biến chứng loét bàn chân tiểu đường. Trong đó phải kể đến các thảo dược như Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài Sơn. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy Mạch Môn có tính chống viêm mạnh, nên cũng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho vết loét.

Ứng dụng các nghiên cứu kể trên, Viện thực phẩm chức năng đã bào chế nên TPBVSK Hộ Tạng Đường. Với sự kết hợp từ Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử cùng Alpha lipoic acid (chất chống oxy hóa bảo vệ thần kinh), TPBVSK Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ phòng và cải thiện nhiều biến chứng tiểu đường, không chỉ riêng biến chứng loét bàn chân.

Có thể bạn cần thêm:

-         Thông tin đầy đủ về sản phẩm Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

-         Kinh nghiệm đẩy lùi biến chứng tiểu đường TẠI ĐÂY.


SĐT: 0962 326 300 - 0936 057 996

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lan Anh

Tin nổi bật