Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại rau ăn kèm với mọi món ăn, "siêu rẻ" tại chợ Việt nhưng chớ dùng theo cách này kẻo hối hận

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Rau thơm là loại rau được người Việt ưa chuộng vì giá rẻ và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, "đại kỵ" những cách ăn dưới đây kẻo gây hại cơ thể.

Theo thông tin từ tờ Tuổi trẻ, rau thơm đều có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, magie, vitamin A, C, photpho, kẽm, đồng, mangan...

Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, viện trưởng Viện Y học ứng dụng, nhờ vào các thành phần này mà các loại rau thơm có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Ảnh minh họa.

Với những ưu điểm như vậy, rau thơm có nhiều công dụng cụ thể như: tăng cường sức khỏe tâm lý; giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư; tăng cường nhu động ruột; chống viêm; giàu chất chống oxy hóa; tăng cường hệ thống miễn dịch; tốt cho hệ tim mạch; káng khuẩn và chống nấm; hỗ trợ giảm đau; hỗ trợ sức khỏe của xương.

Những lưu ý để ăn rau thơm đúng cách trong bữa ăn

Rau mùi kỵ thực phẩm nhiều vitamin K

Vitamin K chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, măng tây, trứng, cải bó xôi,... Trong khi đó, rau mùi lại có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể.

Nếu ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K, rau mùi có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nữa, nếu sự kết hợp này diễn ra thường xuyên rất dễ khiến cơ thể sản sinh ra một số hóa chất, kích thích lượng lớn các tế bào trong cơ thể.

Ảnh minh họa.

Rau mùi kỵ nội tạng động vật

Rau mùi rất giàu vitamin C, trong khi đó nội tạng động vật lại rất giàu protein và các chất dinh dưỡng. Ăn rau mùi với nội tạng động vật dễ khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Không chỉ vậy, kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau còn làm tăng nguy cơ ngộ độc, thậm chí là dẫn đến ung thư nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài.

Thịt lợn kỵ rau thơm

Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Nấu thịt lợn bạn chỉ nên cho hành, ăn kèm với dưa muối hay đồ chua là được.

Rau răm kỵ thịt gà

Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

Rau kinh giới kỵ thịt gà

Ảnh minh họa.

Thịt gà không nên ăn cùng với rau kinh giới. Nguyên nhân là vì vị cay của kinh giới có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp với thịt gà có tính ấm sẽ khiến cơ thể mắc chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu.

Muối vừng kỵ rau kinh giới

Muối vừng có vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

Mật ong kỵ rau thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

Hành, hẹ ăn kỵ mật ong, thịt trâu, thịt bò, cua

Ăn kèm những thực phẩm trên với hành, hẹ dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu, đau bụng và dễ gây viêm dạ dày.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật