Sầu riêng là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, axit folic, thiamin, riboflavin, niacin, B6, vitamin A, kali, sắt, canxi, magie, natri, kẽm và phốt pho. Ngoài ra, sầu riêng còn cung cấp các chất dinh dưỡng như dinh dưỡng thực vật, nước, protein và chất xơ có lợi.
Tất cả các bộ phận của cây sầu riêng như lá, vỏ, rễ và quả đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm sốt cao, vàng da và các bệnh ngoài da. Sầu riêng thơm ngon, bổ dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng ăn được.
Sầu riêng chứa hàm lượng kali khá cao. Kali là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, với những người bị bệnh thận, việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây ra tình trạng tăng kali máu, ảnh hưởng đến chức năng thận và tim mạch.
Người bị bệnh thận nên hạn chế ăn sầu riêng. Trong trường hợp muốn ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng sầu riêng phù hợp. Đặc biệt, nên chọn sầu riêng chín vừa, không quá chín để giảm lượng kali.
Nếu phụ nữ mang thai ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu.
Sầu riêng chứa hàm lượng đường cao, với khoảng 13g đường trong 100g. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức thận trọng khi ăn sầu riêng. Việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người tiểu đường chỉ nên ăn một lượng nhỏ sầu riêng và theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng sầu riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe. Chọn sầu riêng chín vừa, không quá chín để hạn chế lượng đường.
Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu phụ nữ mang thai ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu.
Do sầu riêng có tính nóng và khô nên nếu ăn sầu riêng quá nhiều sẽ khiến tình trạng nóng trong và xuất hiện các triệu chứng như ngộ độc, do đó người có thể trạng nóng không được ăn sầu riêng.
Sầu riêng chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, cholesterol cao nên hạn chế ăn sầu riêng. Người bị bệnh tim mạch nên ăn sầu riêng với lượng vừa phải. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hàm lượng đường trong sầu riêng rất cao, khoảng 13%, lượng đường gấp 5 lần dưa hấu.
Thống kê cho thấy, hàm lượng đường trong sầu riêng rất cao, khoảng 13%, lượng đường gấp 5 lần dưa hấu. Đường trong trái cây dễ dàng chuyển hóa thành glucose, lượng đường dư thừa tiêu thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên tránh.
Sầu riêng nóng và gây đờm, những người đau họng, ho, bị cảm lạnh và khí quản nhạy cảm, người đang bị táo bón, trĩ không thích hợp ăn sầu riêng. Những người tì vị yếu nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Trong Đông y, sầu riêng được xếp vào loại thực phẩm có tính nhiệt, dễ sinh nhiệt trong cơ thể. Vì vậy, đối với những người đang gặp các vấn đề về nhiệt, việc thưởng thức sầu riêng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, nóng trong người, thì nên hạn chế hoặc tạm thời tránh xa loại quả này.
Ăn sầu riêng là điều cấm kỵ đối với bệnh nhân u nang buồng trứng.
Ăn sầu riêng là điều cấm kỵ đối với bệnh nhân u nang buồng trứng, vì tính nóng và chất dinh dưỡng của sầu riêng dễ khiến u nang buồng trứng tiếp tục phát triển, từ đó chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng, gây chảy máu hoặc thậm chí là xoắn u nang, ảnh hưởng đến tính mạng.
Sầu riêng chứa hàm lượng chất béo khá cao. Mặc dù là chất béo tốt, nhưng nếu ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn để phân giải và hấp thụ, gây áp lực lên dạ dày và ruột. Sầu riêng cũng giàu xenluloza, một loại chất xơ khó tiêu. Lượng xenluloza lớn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.