Cây sung trong văn hóa Việt Nam cổ truyền là cây mọc bên bờ ao, lá thỉnh thoảng dùng cuốn nem cuốn cá nướng. Quả để chín rụng xuống ao cho cá ăn. Sau này lá sung được dùng vì kinh tế phát triển người dân làm các loại nem chạo đều cần lá sung. Quả sung bây giờ được bán để làm món ăn phổ biến như sung muối, sung trộn mắm sả.
Lá sung, quả sung xa xưa thường được dùng cho người ốm yếu, sản phụ sau sinh. Trong Đông y cả quả sung và lá sung đều là vị thuốc tốt. Nước lá sung giúp hỗ trợ bệnh gan, chữa nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm yếu suy nhược.
Nước lá sung giúp hỗ trợ bệnh gan, chữa nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm yếu suy nhược. Ảnh minh họa
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã xem lá sung như một vị thuốc quý có tính bình và hàm lượng chất triterpenoid dồi dào. Do đó, lá sung mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc thải độc gan, thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ điều trị vàng da.
Theo một số nghiên cứu, một số hợp chất có trong loại lá này còn có công dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, những người mắc chứng một số chứng bệnh về gan có cũng có thể dùng trà lá sung như một loại thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hỗ trợ giảm cân
Theo nghiên cứu, lá sung có hàm lượng chất xơ rất dồi dào nên có thể hỗ trợ dạ dày và tiêu hóa hiệu quả. Đặc biệt lá sung cũng rất phù hợp cho những người đang áp dụng chế độ giảm cân vì nó dễ ăn và thích hợp khi kết hợp với các món rau khác trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn này sẽ giúp những người béo phì kiểm soát được cân nặng một cách hiệu quả và bổ sung những dưỡng chất vô cùng cần thiết.
Phòng chống ung thư
Theo nhiều báo cáo ghi nhận lá sung, nhựa cây chứa hoạt chất alkaloid, triterpenoid, vitamin C và các hoạt chất khác có thể chống lại các tế bào ung thư như: Ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư gan. Do đó, việc thêm loại lá này vào thực đơn mỗi ngày chính là cách đơn giản để giúp gia đình bạn phòng chống ung thư một cách hiểu quả.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Việc uống trà từ loại lá này còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa
Với hàm lượng kali cao, lá sung cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao và làm giảm mức cholesterol xấu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại việc uống trà từ loại lá này còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, căng thẳng mạch máu và đột quỵ một cách hiệu quả.
Hạ đường huyết
Theo Đông y, lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin. Cũng vì thế mà đây là loại lá được sử dụng để ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998, chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn. Cũng nhờ công dụng làm giảm glucose mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý người bệnh nên sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Không chỉ sử dụng lá sung để chế biến các món ăn, nhiều người còn uống nước lá sung để giúp giảm lượng đường trong máu. Việc sử dụng một ly nước lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả.
Lá sung có thể rửa sạch ăn sống, ăn kèm cùng với các món nem muốn, chạo nổi tiếng của người Việt.
Lá dùng có thể dùng hãm trong bình như hãm trà tươi và uống hàng ngày. Vị nước lá sung hơi chát nhẹ. Màu nước lá sung khi mới ham tương tự màu trà xanh và để lâu thì cũng bị đỏ đặc như trà xanh.
Lá sung dùng để nấu cháo: Thường thì sẽ dùng lá sung kết hợp với chân giò, đu đủ non, một chút gạo nếp nấu thành cháo và ăn ngày 2 lần.
Lá sung sắc nước uống: Dùng lá sung kết hợp với rau má, sâm đại hành khô, nhân trần sắc hoặc hãm trà lấy nước uống hàng ngày.
Lá sung nên chọn lá có nhiều nốt sần, bởi nốt sần là do loài sâu P.syllidae ký sinh; tuy con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to, trong đó không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Những nốt sần chỉ hình thành ở những lá mới mọc từ chồi.
Nên dùng lá sung mới hái để tận dụng được cả nhựa của lá sung.
Khi dùng lá sung nên dùng lá bánh tẻ không quá già không quá non sẽ hiệu quả hơn là dùng lá sung non. Lá sung non chưa đủ hoạt chất và ăn bị mềm nhũn, lá sung già nhiều chất xơ, vị chát không ngon.