Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật sống dưới nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tuy nhiên, có một số người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh dưới đây.
Bệnh nhân mắc các vấn đề về thận, đặc biệt là suy thận, cần kiểm soát chặt chẽ lượng natri và kali trong cơ thể. Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng muối và nước trong cơ thể. Khi thận hoạt động kém, khả năng lọc bỏ lượng muối dư thừa bị giảm, dẫn đến tích tụ natri và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như phù nề, khó thở, và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Người bệnh thận cần hạn chế tối đa hoặc tránh xa các loại thực phẩm có chứa nhiều muối như nước mắm, nhằm giảm gánh nặng cho thận và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh thận cần hạn chế tối đa hoặc tránh xa các loại thực phẩm có chứa nhiều muối như nước mắm.
Tâm lý phổ biến của người bệnh tiểu đường là “cảnh giác” cao độ với đường và thức ăn ngọt nhưng lại không kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là một sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.
Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.
Ăn quá nhiều mắm sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối, ít nước mắm thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.
Nước mắm chứa hàm lượng natri rất cao, là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với những người mắc bệnh cao huyết áp. Natri trong muối ăn và nước mắm có thể làm tăng áp lực máu, gây tổn thương tim và mạch máu. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều natri, sự giữ nước trong mạch máu sẽ tăng, gây áp lực lớn lên thành mạch, dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
Những người có tiền sử cao huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế nước mắm trong bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, họ có thể chọn nước mắm giảm mặn hoặc các gia vị khác ít natri để giữ sức khỏe ổn định.
Những người có tiền sử cao huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế nước mắm trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn mước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
Những người mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm thực quản, hoặc trào ngược axit cần tránh tiêu thụ nước mắm. Lý do là vì nước mắm có tính mặn và axit mạnh, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây kích thích và làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, và khó tiêu.
Người bị bệnh dạ dày nên tránh các loại gia vị quá mặn hoặc có tính axit cao như nước mắm để bảo vệ niêm mạc dạ dày và tránh tái phát các triệu chứng đau đớn.
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến lượng muối trong chế độ ăn uống. Việc tiêu thụ quá nhiều nước mắm có thể dẫn đến tình trạng phù nề do giữ nước và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ – một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai nên giảm thiểu việc tiêu thụ nước mắm và các thực phẩm chứa nhiều muối. Họ nên ăn uống cân bằng và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bảo đảm cung cấp đủ dưỡng chất mà không gây hại cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai nên giảm thiểu việc tiêu thụ nước mắm.
Ở người lớn tuổi, chức năng thận và tim suy giảm, nên việc hấp thụ quá nhiều natri từ nước mắm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như cao huyết áp, suy tim và suy thận. Hơn nữa, khả năng loại bỏ muối ra khỏi cơ thể cũng kém hơn, khiến nguy cơ tích tụ natri tăng cao.
Người lớn tuổi nên cắt giảm lượng nước mắm và thay thế bằng các loại gia vị khác ít muối hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch và thận.