Đóng

Agribank góp phần đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

  • Nguyệt Hồ
(DS&PL) -

Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, Agribank góp phần đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời ngày 4/5/2025 khẳng định yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân thực sự đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây không chỉ là một chủ trương lớn mà còn là kim chỉ nam cho hành động của mọi cấp, mọi ngành đặc biệt là các tổ chức tài chính, ngân hàng - những “huyết mạch” cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, Agribank không chỉ là một ngân hàng thương mại nhà nước đơn thuần mà còn là một đối tác chiến lược, tiên phong đầy trách nhiệm trong việc hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/TW Agribank góp phần đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời ngày 4/5/2025 khẳng định yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân thực sự đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây không chỉ là một chủ trương lớn mà còn là kim chỉ nam cho hành động của mọi cấp, mọi ngành đặc biệt là các tổ chức tài chính, ngân hàng - những “huyết mạch” cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, Agribank không chỉ là một ngân hàng thương mại nhà nước đơn thuần mà còn là một đối tác chiến lược, tiên phong đầy trách nhiệm trong việc hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ vị thế ngân hàng phục vụ “Tam nông”, Agribank không chỉ là "bạn của nhà nông"  mà đang trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ tài chính.

Đẩy mạnh dòng vốn, khơi thông tiềm lực kinh tế tư nhân

Khi Nghị quyết 68-NQ/TW nhấn mạnh “kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân giữ vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng”… trước động lực quan trọng đó, Agribank khẳng định luôn dành nguồn lực hỗ trợ kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân của Agribank luôn được quan tâm chú trọng với tỷ trọng tín dụng đầu tư chiếm khoảng 80% tổng dư nợ, tương đương gần 1,4 triệu tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân với quy mô trên 400 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 90% dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp và đã tăng hơn 25% trong vòng 5 năm qua.

Với tinh thần đổi mới và trách nhiệm, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ kinh tế tư nhân nói chung và SMEs nói riêng. Các giải pháp này được xây dựng trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là những đặc thù của khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Tiếp tục thực hiện quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân của Nghị quyết 68-NQ/TW, năm 2024, ngân hàng đã triển khai 20 chương trình tín dụng ưu đãi, phần lớn trong số đó hướng đến nhóm khách hàng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Ngay từ đầu năm 2025, Agribank đã đưa vào triển khai 9 chương trình tín dụng ưu đãi dành cho nhiều nhóm đối tượng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực then chốt như xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, Agribank cũng mở rộng cho vay tiêu dùng và hỗ trợ hộ kinh doanh.

Agribank đã triển khai nhiều chương trình dành cho hộ kinh tế tư nhân với lãi suất thấp hơn cho vay thông thường

Cụ thể, Agribank đã triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 với quy mô lên đến 70.000 tỷ đồng (nâng từ 50.000 tỷ đồng từ ngày 22/10/2024). Doanh nghiệp tham gia chương trình này được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn so với sàn lãi suất cho vay thông thường đến 1,5%/năm. Đồng thời, Agribank cũng có nhiều chương trình dành cho hộ kinh tế tư nhân, bao gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tiêu dùng với lãi suất thấp hơn cho vay thông thường từ 1-2%. Các gói tín dụng linh hoạt này không chỉ có lãi suất hấp dẫn mà còn được đi kèm với quy trình phê duyệt tín dụng được rút ngắn, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn nhanh chóng. Đặc biệt, Agribank cũng là ngân hàng tiên phong dành nguồn vốn 50.000 tỷ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Song hành cùng đó, chuyển đổi số và tài chính thông minh là ưu tiên hàng đầu của Agribank. Agribank đã và đang thực hiện chuyển đổi số với định hướng xuyên suốt: lấy khách hàng làm trung tâm. Ứng dụng E-Mobile Banking của Agribank đã trở thành một công cụ đắc lực, cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch chỉ với vài thao tác trên điện thoại, từ mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ định danh điện tử đến thanh toán hóa đơn, chuyển tiền... Agribank còn cho ra mắt ứng dụng Agribank Plus vào giữa năm 2024, được thiết kế theo 4 tiêu chí "PLUS": Xuất sắc (Prime), Dẫn đầu (Leading), Gắn kết (United) và Thông minh (Smart) nhằm gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Agribank cũng đang tích cực triển khai phân khúc khách hàng SME trong hệ thống ngân hàng số, với các tính năng chuyên biệt, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đồng thời đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt tại vùng nông thôn, giúp các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ dễ dàng giao dịch, minh bạch hóa dòng tiền.

Tiên phong trong lĩnh vực ESG và hỗ trợ kinh doanh xanh

Bên cạnh các giải pháp về vốn và số hóa, Agribank còn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ESG và hỗ trợ kinh doanh xanh. Agribank liên tục tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ. Agribank ưu tiên các dự án năng lượng tái tạo, sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ và các mô hình kinh tế tuần hoàn. Không chỉ cấp vốn, Agribank còn tổ chức các chương trình hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng ESG cơ bản để tiếp cận tín dụng, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu. Điều này thể hiện rõ cam kết của Agribank trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hài hòa giữa kinh tế và môi trường.

Tại Agribank, trong 42.485 khách hàng còn dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh, 96% tổng số khách hàng (40.736 khách hàng) là ở lĩnh vực lâm nghiệp bền vững. Giá trị lĩnh vực lâm nghiệp bền vững đạt 6.805 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng dư nợ tín dụng xanh và đứng thứ hai về tỷ trọng. Dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đứng đầu với giá trị cho vay 15.330 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh. Thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ 5.540 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng xanh.

Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm

Đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ tín dụng xanh Agribank đạt 28.774 tỷ đồng. Trong đó, năng lượng tái tạo chiếm hơn 53%, lâm nghiệp bền vững gần 24%, còn lại là nông nghiệp xanh. Với những hoạt động đã và đang triển khai, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm.

Cùng với những giải pháp trên, Ngân hàng tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ với địa phương và các ngành hàng trong kết nối các hội doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hiệp hội ngành nghề để nắm bắt nhu cầu thực tế. Điển hình như tại TP. Hồ Chí Minh, Agribank đã tham gia Hội nghị đối thoại, kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp năm 2024, ký kết hỗ trợ 12 khách hàng với tổng dư nợ hơn 70 tỷ đồng. Hay tại An Giang, Agribank cũng tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp với sự tham gia của trên 40 doanh nghiệp và lãnh đạo sở ban ngành, hiệp hội. Sự phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp đã giúp Agribank triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ khởi nghiệp, cũng như giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển tại địa phương. Nhờ sự kết nối đa chiều này, các chính sách hỗ trợ của Agribank đã thực sự đi vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực.

Cam kết bền vững, hướng tới một khu vực tư nhân lớn mạnh, trách nhiệm

Những giải pháp đồng bộ và quyết liệt của Agribank đã mang lại những kết quả ấn tượng, khẳng định vai trò tiên phong của ngân hàng trong việc hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/TW.

Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt 2,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 10%; nguồn vốn đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 7,6%; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Đặc biệt, tỷ trọng dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn duy trì ở mức trên 65%, cho thấy sự kiên định trong định hướng phục vụ "Tam nông" hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh doanh gia đình.

Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng năm 2024 của Agribank cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2023, khẳng định hiệu quả của các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có 17 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng quy mô 457 nghìn tỷ đồng dành cho các đối tượng khách hàng. Mức độ tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn, miền núi đã được cải thiện đáng kể.

Không chỉ là những con số, thành công của Agribank còn thể hiện rõ nét qua những câu chuyện, những tấm gương khởi nghiệp vươn lên từ chính nguồn vốn và sự đồng hành của ngân hàng. Điển hình là câu chuyện của HTX nuôi trồng, thu mua, xuất nhập khẩu thủy hải sản Loan Hoan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhờ nguồn vốn vay từ Agribank đã có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất. Vốn là một hợp tác xã nhỏ, đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng nhờ gói tín dụng linh hoạt của Agribank để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, hợp tác xã đã chuyển mình thành một mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn đưa sản phẩm xuất khẩu, mang lại doanh thu lớn mỗi năm. Hay câu chuyện về anh Lê Văn Dể, một hộ kinh doanh ở Đức Hòa - Long An, đã đầu tư khoảng 600 triệu đồng cho mô hình trồng rau thủy canh công nghệ cao, trong đó có 300 triệu đồng vay từ Agribank. Anh chia sẻ, thủ tục vay rất nhanh gọn, chỉ mất 1-2 ngày từ lúc hoàn tất hồ sơ đến giải ngân, cho thấy sự linh hoạt và hỗ trợ kịp thời của Agribank. Những câu chuyện như vậy không chỉ cho thấy hiệu quả của các chính sách và sản phẩm của Agribank mà còn là nguồn cảm hứng lớn, tiếp thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác mạnh dạn đầu tư, đổi mới và phát triển…

HTX nuôi trồng, thu mua, xuất nhập khẩu thủy hải sản Loan Hoan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhờ nguồn vốn vay từ Agribank đã có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất

Việc hiện thực hóa Nghị quyết UB 68-NQ/TW không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm cao cả của Agribank, một ngân hàng thương mại nhà nước với sứ mệnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Agribank không chỉ đơn thuần thực thi Nghị quyết, mà còn coi việc đồng hành cùng kinh tế tư nhân là một phần không thể tách rời trong trách nhiệm phát triển đất nước.

Với tinh thần “tốt hơn mỗi ngày”, Agribank liên tục thay đổi từ tư duy đến hành động, từ việc xây dựng chính sách đến đào tạo con người. Agribank cam kết tiếp tục đầu tư vào số hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, với việc triển khai Agribank Digital hoạt động như một mô hình chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Đồng thời, Agribank sẽ kiên định với định hướng phát triển bền vững, ưu tiên ESG, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh xanh, có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Agribank tiếp tục giữ vững các kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế của Fitch Ratings, thể hiện năng lực và uy tín trong hoạt động.

Chặng đường phía trước còn nhiều thách thức, nhưng với nền tảng vững chắc, sự quyết tâm và tinh thần đổi mới không ngừng, Agribank khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành phát triển cùng kinh tế tư nhân Việt Nam trên hành trình hội nhập và vươn tầm quốc tế, góp sức hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng, đóng góp ngày càng lớn vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

Tin nổi bật