Măng tre là phần ăn được của cây tre, thường được luộc, ngâm, nấu hoặc ngâm chua và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Các chồi non thường được gọt vỏ trước khi tiêu thụ, vì vỏ bên ngoài có kết cấu gỗ, dày và có thể khó nhai.
Măng là loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều chất xơ. Một bát (155g) măng nấu chín chứa 64 calo, 2,5g, 4,5g, 5g carb, 2g chất xơ.
Trong măng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E, vitamin B6, thiamin, riboflavin, canxi, magiê, kali, phốt pho, đồng, kẽm, mangan và các khoáng chất quan trọng khác. Đặc biệt, măng chứa nhiều đồng, một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, chức năng não...
Phụ nữ mới dẫn lời BS Trương Quang Hải (Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội) chia sẻ, đó chính là măng. Dù là măng khô hay măng tươi, loại thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe sinh sản. Cụ thể là gây yếu sinh lý nam giới.
Nguyên nhân bởi, trong măng có chứa rất nhiều axit oxalic. Axit oxalic là một trong số những chất làm cản trở sự phát triển và chất lượng của tinh trùng.
Hoạt chất này ức chế sự hấp thụ canxi và kẽm trong cơ thể. Trong khi kẽm vốn là trợ thủ đắc lực của đàn ông, giúp tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh trùng. Canxi giúp tăng cường độ bền trong mỗi lần quan hệ.
"Nam giới ăn nhiều măng, kể cả măng khô, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tinh trùng bị yếu - một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị hiếm muộn", chuyên gia khẳng định.
Ăn măng hàng ngày có thể khiến cánh mày râu bị yếu, không còn sức bền và sung mãn trong "chuyện ấy".
Đó là lý do vì sao chuyên gia khuyên phái mạnh nên hạn chế ăn măng nếu đang muốn cải thiện đời sống vợ chồng cũng như mong muốn có con.
"Hãy ăn măng ở tần suất vừa phải. Tuyệt đối không nên ăn nhiều măng để tránh ảnh hưởng sức khỏe sinh sản", BS Hải khuyên.
Cách chế biến cũng có thể giúp làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thu tốt nhất những giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến măng được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:
- Nên luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước để giảm lượng độc tố cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric, và cuối cùng là tránh gây hại cho dạ dày.
- Không nên ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên: Măng chứa nhiều chất xơ và nếu bạn ăn măng quá nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.
- Không nên ăn măng ngâm giấm, hoặc ăn măng xổi: Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, khiến bữa cơm của bạn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu ngâm giấm nhưng măng chưa vàng hoặc chưa chua thì tính độc hại sẽ càng nghiêm trọng hơn, theo VTC News.