Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại củ có nhiều mùa đông, được ví như "nhân sâm" của người Việt, tốt cho người tiểu đường

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Su hào là loại củ trồng nhiều vào mùa đông và được chế biến thành các món ăn ngon. Ẩn trong nó là những dinh dưỡng tốt với sức khỏe, có tác dụng tốt với người bị tiểu đường, chống lại ung thư và cải thiện chức năng gan.

Củ su hào có dinh dưỡng gì với sức khỏe?

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời tờ healthifyme, theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào thuộc họ cải, có vị ngọt, cay, tính mát. 

Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết... Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, có tác dụng đàm tích, thực tích.

Ảnh minh họa.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27 kcalo, 1,7 g chất đạm, 6,2 g carbohydrate, 3,6 g chất xơ, 24 mg canxi, 19 mg magiê, 46 mg phốt pho, 350 mg kali, 20 mg natri, 62 mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.

Tác dụng của su hào với sức khỏe

Báo Lao động dẫn lời Dr.Axe, su hào không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống lại bệnh ung thư, tiểu đường và cải thiện chức năng của gan. Dưới đây là những

Ngừa bệnh ung thư

Các thành phần dinh dưỡng trong su hào có công dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cũng như cải thiện chức năng của gan, phổi. Ngoài ra, su hào rất giàu lưu huỳnh giúp hỗ trợ sản xuất indole-3-carbinol và isothiocyanates. Nhờ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì

Su hào chứa nhiều nước và chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu hơn. Do đó, su hào được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả và an toàn.

Bên cạnh đó, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau như su hào sẽ cải thiện đáng kể 2 bệnh trên.

Ảnh minh họa.

Điều hòa huyết áp

Su hào chứa nhiều kali giúp giảm căng thẳng mạch máu hiệu quả. Đồng thời, giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, kali cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể.

Cải thiện thị lực

Su hào rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất carotene, nhất là beta-carotene giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Do đó, bổ sung su hào vào chế độ ăn uống là điều cần thiết để có đôi mắt khỏe mạnh.

Dùng su hào để chữa bệnh như thế nào?

Su hào có thể dùng cả củ, lá để làm thuốc. Với chứng đờm tích, dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước. Củ su hào nấu thành những món ăn hàng ngày giúp hỗ trợ trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Ngoài ra, có thể dùng su hào với những vị thuốc khác, ăn sống hoặc giã nát đắp ngoài da hỗ trợ trị bệnh.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật