Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lo con bị bắt nạt, phụ huynh Hàn Quốc chi tiền thuê người "bảo kê" ở trường

(DS&PL) -

Nhiều bậc phụ huynh tại Hàn Quốc đang cố gắng giải quyết các vấn đề bạo lực học đường và bảo vệ con cái bằng việc thuê người "bảo kê" các con khi tới trường.

Nhiều bậc phụ huynh tại Hàn Quốc đang cố gắng giải quyết các vấn đề bạo lực học đường và bảo vệ con cái bằng việc thuê người "bảo kê" các con khi tới trường.

Cáo buộc bắt nạt bạn học của cặp song sinh "nữ thần bóng chuyền" Lee Jae-yeong và Lee Da-yeong bị phanh phui đã một lần nữa khơi dậy vấn nạn bạo lực học đường, vốn vẫn âm ỉ tại các trường học ở Hàn Quốc.  

Trong bối cảnh bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng, nhiều gia đình Hàn Quốc đã chi tiền vào các công ty dịch vụ "samchon trọn gói" để thuê người "bảo kê" con em mình khi tới trường. Chia sẻ về quyết định này, nhiều bậc phụ huynh cho biết họ không còn tin nhà trường và cảnh sát có thể đảm bảo an toàn cho con cái mình. 

Bạo lực học đường là một vấn đề không mới ở Hàn Quốc. Ảnh minh hoạ: Phim Angry Mom

Được biết, sau khi nhận tiền từ phụ huynh, các công ty dịch vụ "samchon trọn gói" sẽ cử những vệ sĩ lực lưỡng theo các em học sinh tới trường để bảo vệ các em khỏi những kẻ bắt nạt học đường. Theo đó, những người này không chỉ doạ nạt những kẻ bắt nạt ở trường mà thậm chí còn đe doạ phát tán thông tin cá nhân của những người này. Ngoài ra, công ty dịch vụ thậm chí còn thu thập bằng chứng về kẻ bắt nạt tại trường học để phục vụ nhu cầu khởi kiện ra toà của khách hàng. 

Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ chi phí cho một gói "samchon trọn gói" để bảo vệ học sinh khỏi kẻ bắt nạt lên tới 3 triệu won (khoảng 2.640 USD) cho 2 ngày và 5 triệu won cho 3 ngày. Theo hợp đồng, các nhân viên "bảo kê" sẽ đi theo khách hàng của họ từ nhà tới trường hoặc phục kích sẵn để bảo vệ khách hàng khi bị bắt nạt. 

Được biết, dịch vụ này đang ngày càng "nở rộ" tại Hàn Quốc, cho thấy các bậc phụ huynh không hài lòng với các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng đưa ra đối với vấn nạn bạo lực học đường. Nhìn chung, khi phụ huynh của các nạn nhân bị bắt nạt yêu cầu giúp đỡ, các trường thường cố gắng giải quyết vấn đề thông qua cơ chế xử phạt của riêng họ thay vì báo cáo sự việc cho cảnh sát.

Điều này đã khiến cả phụ huynh và các học sinh bị bắt nạt ngày càng dựa dẫm vào các biện pháp trừng phạt cá nhân hơn là kỷ luật của nhà trường hoặc các biện pháp pháp lý như các cáo buộc chính thức gửi cho cảnh sát. 

Minh Hạnh (Theo Korea Bizwire)

Tin nổi bật