Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Liên tiếp sự cố hàng không: Hệ quả từ “con ông cháu cha"?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo kết quả tự đánh giá nội bộ của Cục Hàng không Việt Nam, có 40\% đội ngũ kiểm soát viên không lưu có trình độ trung bình và yếu, trong đó 8\% là năng lực yếu.

(ĐSPL) - Theo kết quả tự đánh giá nội bộ của Cục Hàng không Việt Nam, có 40\% đội ngũ kiểm soát viên không lưu có trình độ trung bình và yếu, trong đó 8\% là năng lực yếu.

Ảnh minh họa.

Trao đổi với báo chí sau một loạt các sự cố hàng không nghiêm trọng xảy ra, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã trả lời nhiều thắc mắc của các phóng viên về việc một số lượng lớn nhân viên hàng không hiện nay đều là “con ông cháu cha” và có năng lực chuyên môn kém.

Về thông tin 40\% kiểm soát viên không lưu có trình độ trung bình và yếu, 30\% không đạt trình độ tiếng Anh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, con số 40\% đó là đánh giá nội bộ của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam để huấn luyện lại nguồn lực.

“Trong 40\% trung bình và yếu, có 8\% là yếu xét theo nhiều tiêu chí. Có 30\% kiểm soát viên không lưu không đạt trình độ tiếng Anh level 4 ( tiếng Anh mẹ đẻ là level 6) theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Hiện nay cục Hàng không yêu cầu Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam  đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho những kiểm soát viên không lưu chưa đạt trình độ hoặc điều chuyển sang công việc ít sử dụng tiếng Anh hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo” – ông Lại Xuân Thanh cho biết.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết thêm rằng, với số nhân viên không đạt trình độ này sẽ được đơn vị điều chuyển làm công việc không điều hành bay trực tiếp, như nhân viên hiệp đồng, thiết bị. Về lâu dài, tất cả 100\% phải đạt trình độ tiếng Anh level 4.

Xem video: 

Sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất là đặc biệt nghiêm trọng

Trước câu hỏi của phóng viên báo chí về việc một trong những nhân viên kíp điều hành không lưu tại Tân Sơn Nhất trong sự cố giữa máy bay dân dụng và quân sự ngày 29/10 là con cháu của lãnh đạo Tổng công ty quản lý bay miền Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết đang yêu cầu Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam giải trình.

Cũng trả lời về vấn đề này, ông Đoàn Hữu Gia – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam đã thừa nhận thông tin này là chính xác.

Tuy nhiên, ông Đoàn Hữu Gia nhấn mạnh rằng:“Ai cũng có con cháu, tất cả các cơ quan đơn vị ở các ngành nghề đều có con cháu người làm trong ngành chứ không chỉ riêng Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam. Thông tin con cháu lãnh đạo có mặt trong kíp trực chúng tôi biết muộn hơn các bạn. Nhưng dù là con cháu ai thì khi tuyển dụng đều bình đẳng và đảm bảo về trình độ, chuyên môn đồng thời phải chịu trách nhiệm với công việc của mình”.

Ông Gia khẳng định thêm rằng, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đối xử bình đẳng với tất cả cán bộ nhân viên trong ngành.

“Chúng tôi đang có chương trình thu hút người giỏi vào làm việc. Những năm trước, nguồn đào tạo kiểm soát viên không lưu chỉ Học viện Hàng không cung cấp với số lượng rất ít, trình độ trung cấp, vài năm gần đây mới có trình độ đại học. Do thiếu nên những năm trước phải tuyển và đào tạo thêm” – lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho hay.

Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh khẳng định, ngành hàng không luôn xác định an toàn là ưu tiên số một. Bảo đảm an toàn kỹ thuật chính là yếu tố đầu tiên của việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, ngành hàng không đã để xảy ra rất nhiều sự cố về an toàn bay, trong đó có những sự cố đặc biệt nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam. Cũng từ đây, dư luận đặt ra câu hỏi rằng, liệu có phải việc liên tiếp xảy ra các sự cố hàng không nghiêm trọng là do hệ quả của việc tuyển nhiều nhân viên là “con ông cháu cha”?.

Tin nổi bật