Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Lễ hội chém lợn" ở Bắc Ninh: Bản sắc văn hóa sao phải bỏ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Trong khi Tổ chức Động vật châu Á kêu gọi chấm dứt Lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh, thì người dân nơi đây muốn giữ lại phong tục này và cho rằng đó là bản sắc.

(ĐSPL) – Trong khi Tổ chức Động vật châu Á kêu gọi chấm dứt Lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh, thì người dân nơi đây muốn giữ lại phong tục này và cho rằng đó là bản sắc văn hóa.”

Bản sắc, phong tục văn hóa sao lại bỏ?

Sự kiện ngày 27/1, Tổ chức Động vật Châu Á phát động chiến dịch cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chấm dứt lễ hội chém lợn tại thôn Ném Thượng, Tiên Du. Trước nhiều ý kiến khác nhau người dân Bắc Ninh, nơi khởi nguồn của lễ hội được coi là “man rợ” này không khỏi chạnh lòng bởi theo người dân nơi đây Lễ hội chém lợn là tục lệ văn hóa có từ bao đời trước là nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

Lễ hội chém lợn tại Ném Thượng - Bắc Ninh.


“Mỗi vùng miền có một đặc trưng văn hóa riêng, cái đó gọi là bản sắc. Họ không thể bắt ai cũng giống ai và lễ hội chém lợn là đặc trưng văn hóa của địa phương chúng tôi có từ bao đời để tưởng nhớ người xưa đã có công giữ nước”, ông Nguyệt một người dân Bắc Ninh chia sẻ.

 “Nếu nói giết lợn dã man thì to tát quá. Đầu năm người dân vẫn mổ lợn để lấy thực phẩm dùng trong ngày Tết, cúng giỗ đâu chẳng thế. Từ bao nhiêu năm nay, hàng ngàn người xem lễ hội, tôi chưa thấy trẻ con trong làng bị ảnh hưởng nặng nề khi chứng kiến chém lợn. Trái lại, lễ hội đem đến cho mọi người sự vui vẻ, phấn khởi ngày đầu năm mới. Đây là phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của dân làng. Vì thế không thể nói bỏ là bỏ ngay được. Chúng tôi đã tránh chém lợn và thay bằng cắt cổ lợn. Giờ ngay cả việc cắt cổ lợn cũng làm chỗ khuất thì coi như mất luôn lễ hội” , một người dân thôn Thượng nói.

Lễ hộ chém lợn là một bản sắc văn hóa địa phương.

Cụ Lựu (80 tuổi) tâm sự: Tôi cũng như những người dân trong làng, chẳng ai muốn lễ hội truyền thống này dừng lại. Từ thời cha ông chúng tôi đã có, tại sao chúng tôi phải từ bỏ. Mong muốn của dân là phải theo đúng truyền thống, chém lợn để đem lại may mắn, lộc tài cho mọi người”.

Giận dữ khi biết thông tin lễ hội của làng đang bị đề nghị chấm dứt, ông Quy một người cao tuổi Ném Thượng cho biết:  “Chém lợn là lễ hội của làng chúng tôi từ hàng trăm năm nay. Diễn lại tích để tưởng nhớ vị tướng quân chém lợn rừng nuôi quân. Tại sao lại gọi việc đó là dã man?

Nhiều người dân tại địa phương cũng bày tỏ mong muốn khôi phục truyền thống chém lợn nguyên sơ vì đó là tục lệ có từ lâu đời, trước giờ chưa từng xảy ra hậu quả đáng tiếc sau kỳ lễ hội cả.

Còn theo ông Trần Đức (trưởng thôn Ném Thượng, Khắc Niệm Bắc Ninh): “Từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân phấn khởi. Chưa có trường hợp nào xảy ra tai nạn hoặc mất an toàn. Từ đời cụ kỵ xa xưa đã có theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân người ta cứ làm theo truyền thống”. 

"Không hiểu bản sắc xin đừng áp đặt"

Liên quan đến vấn đề tranh cãi này, PGS Trần Lâm Biền, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, bức xúc lên tiếng: "Những người không hiểu về văn hoá lại cho mình quyền phán xét một lễ hội truyền thống là dã man. Nếu chỉ nhìn hình thức mà vội kết luận vấn đề sẽ dễ làm thui chột văn hoá, mất bản sắc địa phương".

Theo PGS Trần Lâm Biền, khi nhận xét vấn đề gì, nhất là về văn hoá, phải hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng là nghi thức tín ngưỡng để người dân cầu mùa màng bội thu, sự phát triển sinh sôi, hạnh phúc cho cộng đồng mình. Máu đỏ trong tín ngưỡng nguyên thuỷ là biểu trưng cho sự sống, sinh khí. Vì thế, người dân làng Ném Thượng thực hiện nghi thức chém lợn để máu đỏ chảy ra sân đình nơi thờ Lý thành hoàng, là nhằm gợi ý với bậc thánh thần hãy mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây.

Sân đình nơi diễn ra lễ chém lợn.

"Phong tục này là để cầu may cho mọi người, nó vượt qua cả khái niệm dã man hãy không dã man. Văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông", ông Biền nói và cho rằng tục lệ dân gian phải do chủ nhân là người dân địa phương mới được quyền thay đổi.

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ dân tộc học Trần Hữu Sơn cho rằng: "Can thiệp như thế có quá đáng lắm không? Đừng lấy quan niệm bây giờ để áp đặt cho phong tục truyền thống ngày xưa. Quan trọng là phải hiểu vì sao có tục chém lợn cúng thành hoàng. Nếu cái nào cũng phải thay đổi theo cuộc sống mới thì còn đâu ra các phong tục và sẽ làm nghèo văn hoá. Văn hoá là phải có bản sắc riêng và giá trị của nó chính là các câu chuyện, nguồn gốc của phong tục, khiến người xem phải hứng thú tìm hiểu".

Trước đó cũng không ít người cho rằng nên thay đổi Lễ hội chém lợn tại Ném Thượng vì quá "man rợ".

Lễ hội chém lợn được bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

Vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hi vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới.

Lễ hội diễn ra trong hai ngày, sáng mùng 5, gia đình “ông Đám, bà Đám” sẽ mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Ông Đám, Bà Đám là gia đình chịu trách nhiệm nuôi lợn tế (ông Ỉn). Người dân đến ăn thì mừng tiền như mừng đám cưới. “Ông ỉn” trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của người dân cho đến khi hành lễ. Tầm 3h chiều bắt đầu làm lễ ở nhà, 4h thì bắt đầu rước “ông ỉn” đi.

Trong hội có tổ chức nấu xôi thi, gà luộc sẵn. Đội tế nam thì đợi sẵn trong đình, xôi gà được bê vào làm lễ. 4 giờ tổ ba bàn 12 con giáp thuộc khung tuổi quy định từ 38-50 tuổi (tính cả tuổi mụ) sẽ tham gia rước “ông Ỉn” từ nhà “ông Đám, bà Đám” về. 

Sáng mùng 6 “Ông ỉn” được rước vòng quanh làng trong một xe cũi có người đẩy. Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng “ông” mấy đồng lấy may. “Ông đám, bà đám” đội lễ đi theo. Đúng 12h mới bắt đầu khai đao. Mỗi mùa lễ hội có 2 “ông Ỉn” được đem ra tế lễ.

“ông Ỉn” bắt đầu nuôi từ ngày 15.8 âm lịch. Năm nay chọn khó lắm, phải đi bao nhiêu nơi mới tìm được một con ưng ý bên nhà cô cháu. Yêu cầu của “ông ỉn” phải là đực, trắng tuyền, không được có một đốm nào trên người. Tai phải to, mặt phải đẹp mà phải dài lợn nữa. Mỗi năm có 2 người đồng niên hợp tuổi chịu trách nhiệm nuôi”.

Yêu cầu cho gia đình nuôi “ông ỉn” phải là gia đình hạnh phúc, con cái đầy đủ, có cả mẹ cả cha. Nhưng mấy năm đổ lại đây, do các cụ nhiều người không thọ nên tập tục gia đình nuôi không cần còn đủ cả cha cả mẹ nữa. Đồng niên nuôi phải chọn theo tuổi 50 (tính cả tuổi mụ). Ví dụ năm nay sinh năm 66 được phép nuôi thì năm sau là sinh năm 67. Người cầm đao chém thì lại kém 1 tuổi là 48, thường là khỏe mạnh.

Tin nổi bật