Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lấy nước luộc thịt nấu canh có tốt không?

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Việc tận dụng nước luộc thịt để nấu canh rau không chỉ tiết kiệm mà còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho món ăn.

Nước luộc thịt là nguồn dinh dưỡng quý giá thường được các gia đình tận dụng để nấu canh, vừa tiết kiệm lại bổ sung thêm vitamin, chất béo và protein cho bữa ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải chọn mua thịt sạch và sơ chế kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn có thể luộc thịt bằng hai cách: cho thịt vào nồi nước lạnh rồi đun sôi, hoặc thả thịt vào nồi nước đã sôi. Cả hai cách đều mang lại nước luộc thơm ngon, bổ dưỡng nếu thịt được lựa chọn và xử lý đúng cách.

Khi luộc thịt từ nước lạnh, các chất đạm sẽ tạo thành bọt trên bề mặt. Dù nhiều người thường vớt bỏ phần bọt này nhưng thực tế nó không bẩn và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Nước luộc thịt là nguồn dinh dưỡng quý giá thường được các gia đình tận dụng để nấu canh, vừa tiết kiệm lại bổ sung thêm vitamin, chất béo và protein cho bữa ăn. Ảnh minh họa

Ngược lại, nếu thả thịt vào nước sôi, protein sẽ se lại, giữ chất ngọt bên trong, giúp miếng thịt thơm ngon hơn. Tuy nhiên, nước luộc theo cách này thường nhạt hơn so với luộc từ nước lạnh.

Vì vậy, nếu bạn muốn tận dụng nước luộc thịt để nấu canh, nên luộc từ nước lạnh để món canh thêm đậm đà, bổ dưỡng.

Để có món ăn ngon và đảm bảo sức khỏe, bà nội trợ nên chọn miếng thịt có màng ngoài khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt sáng, khô và không bị dính. Thịt tươi ngon thường có độ đàn hồi tốt, khi ấn vào không để lại vết lõm. Tránh mua thịt có màu xanh nhạt, thâm đen, không bóng hoặc màng ngoài nhớt.

Lưu ý, nước luộc thịt nên được sử dụng ngay trong bữa ăn và không nên để qua đêm để tránh bị thiu, nhớt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

4 mẹo phân biệt thịt lợn sạch với thịt lợn bẩn khi đi chợ

Màu sắc

Thịt lợn siêu nạc chứa ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ sậm bất thường, bề mặt sáng bóng và có thể xuất hiện các đốm đỏ trên da. Ảnh minh họa

Thịt lợn sạch, không chứa chất cấm thường có màu hồng tươi tự nhiên, không quá đỏ rực. Ngược lại, thịt lợn siêu nạc chứa ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ sậm bất thường, bề mặt sáng bóng và có thể xuất hiện các đốm đỏ trên da.

Độ đàn hồi

Thịt lợn sạch có khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi tốt, thớ thịt đều và không chảy dịch bất thường khi thái. Ngược lại, thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất độc hại thường có cảm giác ứ nước bên trong khi sờ vào.

Thịt lợn tẩm ướp hàn the, muối diêm thường có vẻ ngoài tươi ngon, cầm chắc tay nhưng khô, thớ thịt săn chắc và không dính. Tuy nhiên, khi cắt ra, thịt sẽ cứng bên ngoài nhưng bên trong lại mềm nhũn. Sau khi rửa, thịt sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt và có mùi hôi tanh khó chịu.

Lớp mỡ

Thịt lợn sạch thường có lớp mỡ dày từ 1,5 - 2 cm, mỡ và bì càng dày chứng tỏ lợn được nuôi lâu và không ăn cám tăng trọng. Mỡ có màu trắng phau là dấu hiệu của lợn khỏe mạnh. Ngược lại, thịt lợn siêu nạc thường có lớp mỡ rất mỏng, chưa đến 1 cm và phần thịt nạc bám sát vào da.

Lúc chế biến

Thịt lợn sạch khi luộc cho nước trong, không váng bẩn, khi rang ít ra nước, không sủi bọt và có mùi thơm đặc trưng. Thớ thịt nhỏ, mềm và nhanh chín. Ngược lại, thịt lợn không đảm bảo chất lượng khi chế biến thường ra nhiều nước, hao hụt, có mùi hôi khó chịu và khác lạ.

Tin nổi bật