Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lấp sông Đồng Nai sẽ khiến người nghèo “lĩnh đủ”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo TS Tuấn, dự án lấn sông để xây công trình khách sạn, chung cư chắc chắn không phải là những hạng mục tạm thời mà ít nhất sẽ có tuổi đời 50 năm.

(ĐSPL) - Theo TS Tuấn, dự án lấn sông để xây công trình khách sạn, chung cư chắc chắn không phải là những hạng mục tạm thời mà ít nhất sẽ có tuổi đời 50 năm và phần sông bị san lấp gần như là vĩnh cửu.
Đánh giá những tác động lên tự nhiên, môi trường, xã hội và văn hóa của công trình này không đơn giản mà phải có tầm nhìn dài hơi. Phản ứng của thiên nhiên rất nhanh, có thể sau 1-2 mùa lũ, mà cũng có thể diễn ra từ từ sau 5-10 năm nhưng thiệt hại không hề nhỏ.

Video: Dự án lấn sông Đồng Nai: Dừng triển khai, làm rõ tác động.

TS Lê Anh Tuấn cũng đưa ra những bài học xương máu trong nước và trên thế giới. Bài học gần đây của Thái Lan có thể minh họa điều này. Dòng sông Chao Phraya chảy qua Bangkok đã bị thu hẹp, đất cho 2 bên bờ sông đều dành cho những dự án cao ốc, văn phòng, chung cư, khu thương mại. Vùng phía Bắc của dòng sông là 2 công trình thủy điện và hàng chục KCN.
Vùng phía Nam là khu đô thị tăng trưởng đang khát nước. Tất cả những bản thuyết minh dự án đều vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp và đều khẳng định không có tác động gì đến dòng sông. Trận lũ năm 2011 đã cho thấy con thịnh nộ của thiên nhiên lớn dường nào, thiệt hại do dòng chảy bị thu hẹp, dồn mạnh về Bangkok khiến nơi này gặp tổn thất nghiêm trọng, mức thiệt hại kinh tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử lũ lụt của Thái Lan.

Sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Xưa kia Hàn Quốc đã biến những dòng sông chảy qua thủ đô Seoul và các thành phố lớn khác thành những cống hộp để dành không gian của mặt sông cho quá trình đô thị hóa. Sau khoảng 2-3 thập niên, người Hàn thấy những mất mát từ dòng sông quá lớn nên họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la để trả lại dòng chảy sông ngòi xưa kia. Mỹ và Hà Lan là những quốc gia rất giỏi về trị thủy, họ đã có nhiều công trình chính trị sông to lớn.
Còn tại Việt Nam, câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại TP.HCM khi gần đây, thành phố dự kiến cho 2.000 tỷ đồng đào lại con kênh Hàng Bàng – vốn bị lấp trước đó – dài khoảng 1,4 km, chạy từ Lò Gốm (Quận 6) đến kênh Vạn Tượng (Quận 5) để khơi thông dòng chảy, điều tiết nước, chống ngập cho khu vực, chống ô nhiễm môi trường…
“Nhiều diễn đàn nhân dân trên thế giới đã cảnh báo tình trạng “land and water grabbing” (chiếm đoạt nguồn đất và nước) của những nhà đầu tư tài chính đang diễn ra ở nhiều nơi. Họ dùng tiền như là một sức mạnh quyền lực, dĩ nhiên có sự đồng ý của các quan chức sở tại, để chiếm lĩnh được quyền sở hữu tài nguyên đất đai và nguồn nước của cả xã hội. Lợi ích chính trị dĩ nhiên sẽ rơi vào tay của nhà tài phiệt. Còn hệ quả thiệt hại, mất mát tài nguyên và gia tăng bất bình đẳng xã hội sẽ do cộng đồng và người nghèo ở đáy xã hội nhận lấy”, TS Lê Anh Tuấn khẳng định.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát – chủ đầu tư dự án, cho biết: “Chúng tôi làm dự án không phải vì lợi nhuận, đầu tiên là vì mục tiêu cải tạo cảnh quan dòng sông…”.

NGÔ NHƯ

Tin nổi bật