Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lãnh đạo TP HCM: Không lợi ích nhóm trong sai phạm ở 6 dự án BOT

(DS&PL) -

Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định, đối với các sai phạm trong 6 dự án BOT không có thất thoát. Đặc biệt, trong việc quản lý, điều hành và thực hiện các dự

Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định, đối với các sai phạm trong 6 dự án BOT không có thất thoát. Đặc biệt, trong việc quản lý, điều hành và thực hiện các dự án này hoàn toàn không có lợi ích nhóm, cũng không có tư túi.

Theo thông tin trên báo Sài Gòn giải phóng, ngày 23/8, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã chủ trì cuộc họp báo định kỳ của UBND TP.

Tại cuộc họp báo này, phóng viên các báo, đài tập trung nêu các thắc mắc về các sai phạm ở 6 dự án giao thông đầu tư theo hình thức đầu tư - xây dựng - chuyển giao (BOT) theo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây.

"Trong quá trình thanh tra, UBND TP có ý kiến giải trình một số nội dung. Có một số nội dung, Thanh tra Chính phủ chấp nhận nhưng hầu hết các ý kiến giải trình của UBND TP chưa được chấp thuận. Đây là điều đáng tiếc. Theo tôi là do quan điểm, cách tiếp cận vấn đề và việc vận dụng pháp luật”, ông Hoan thông tin.

Giải thích sâu hơn về các kết luận 6 dự án BOT ở TPHCM bị Thanh tra Chính phủ xác định có sai phạm gần 2.200 tỷ đồng, người đứng đầu Văn phòng UBND TP, cho biết: Đối với các sai phạm trong 6 dự án này không có thất thoát. Đặc biệt, trong việc quản lý, điều hành và thực hiện các dự án này hoàn toàn không có lợi ích nhóm, cũng không có tư túi.

Ông Võ Văn Hoan chủ trì họp báo - Ảnh: Thanh Niên

Cùng đưa tin về buổi họp báo định kỳ, Vnexpress thông tin thêm, người phát ngôn của UBND TP HCM chỉ ra 2 điểm mấu chốt trong kết luận Thanh tra Chính phủ là thành phố bị cho "có thiếu sót" trong đấu thầu và chỉ định thầu. Đối với dự án cầu Phú Mỹ, ông Hoan cho biết, cầu phải gắn với đường dẫn kết nối. Tuy nhiên, cầu thì do Trung ương quyết định, còn đường thì do thành phố đầu tư.

"Thành phố chưa có tiền làm đường thì cầu đã xong. Nếu cho một nhà thầu khác vào làm đường kết nối thì phải đặt hai trạm thu phí - một trạm của cầu, một trạm của đường. Vì thế thành phố quyết định để nhà đầu tư cầu Phú Mỹ bỏ tiền làm thêm đường rồi cho kéo dài thời gian thu phí. Thành phố đã cân nhắc rất nhiều chứ không phải tự nhiên mà làm như vậy", ông Hoan giải thích và khẳng định điều này đã làm đúng theo Nghị định của Chính phủ.

Về việc Thanh tra Chính phủ đề nghị nộp về ngân sách 41 tỷ đồng, ông Hoan khẳng định "thành phố sẽ nghiêm túc thực hiện" bởi số tiền này không phải do thâm lạm hay lợi ích nhóm mà là chi phí thuê nhà, trùng tu, duy tu… quyết toán chưa đúng.

"UBND thành phố sẽ triển khai ngay các giải pháp khắc phục, trọng tâm là công tác thanh toán quyết toán. Trong thực tế có một số nội dung theo kết luận thanh tra thành phố đã thực hiện rồi. Thành phố sẽ tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm để đóng góp cho chính sách chung của cả nước đối với các dự án BOT", ông Hoan nhấn mạnh.

"Gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng ở Xa lộ Hà Nội"

Theo báo Dân Việt, cũng tại buổi họp giao ban báo chí khi nói về việc đầu tư dự án BOT Xa lộ Hà Nội, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP.HCMcho biết: Phương án tài chính lúc đó là nhà đầu tư sẽ xây dựng tuyến đường; còn thành phố chịu trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai dài 19km. Trong quá trình thực hiện dự án này, thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng ở Xa lộ Hà Nội đoạn đi qua khu vực tỉnh Bình Dương, nên bị đội vốn.

“Khi đó, TP.HCM đã nhiều lần có văn bản kiến nghị với Bộ GTVT nhưng vẫn không cân đối được. Qua tính toán lưu lượng phương tiện, TP.HCM thống nhất với nhà đầu tư bổ sung 1.400 tỉ này vào phương án tài chính để nhà đầu tư bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng và xã hội hóa số tiền này”, ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, ngày 4/8/2016, TP.HCM đã có văn bản duyệt bổ sung đầu tư dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1. Trong cơ cấu duyệt đó đã có 1.400 tỉ này, tức là thành phố đã thực hiện. Số tiền đó đã chi cho việc giải phóng mặt bằng nhưng đến nay chưa thực hiện xong. Thời điểm bắt đầu thanh tra là cuối tháng 9/2015 nên kết luận thanh tra có thể chưa xem xét tới yếu tố này.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật