Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh truy tìm nguyên nhân gây thiệt hại hơn 10.000ha lúa

(DS&PL) -

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh tìm ra nguyên nhân khiến hơn 10.000 ha lúa vụ đông xuân bị thiệt hại, trong đó riêng giống Thiên ưu 8 chiếm....

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh tìm ra nguyên nhân khiến hơn 10.000 ha lúa vụ đông xuân bị thiệt hại, trong đó riêng giống Thiên ưu 8 chiếm gần 9000 ha.

Theo tin tức trên báo Lao Động, ông Bùi Khắc Bằng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngày 15/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển thôn (Bộ NNPTNT) nhờ hỗ trợ tìm nguyên nhân thiệt hại nặng nề do sâu bệnh trên lúa vụ xuân 2017 này.

Văn bản nêu rõ, tính đến ngày 15/5, diện tích nhiễm bệnh trên toàn tỉnh 10.636ha, trong đó có hơn 5.000ha thiệt hại trên 70% năng suất. Trong đó, riêng giống Thiên ưu 8 diện tích nhiễm bệnh 8.936ha (chiếm 84,1%).

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra tình trạng sâu bệnh hại lúa ở huyện Can Lộc ngày 14/5. Ảnh: Lao Động.

"UBND tỉnh kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ giúp đỡ Hà Tĩnh trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh hại lúa trên diện rộng vụ Xuân năm 2017; giúp đỡ các cơ quan chuyên môn của tỉnh định hướng sản xuất trong thời gian tới, đặc biệt là sản xuất Hè Thu năm 2017 và vụ Xuân năm 2018; phối hợp đánh giá mức độ thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông gây ra, xem xét các chính sách, nguồn lực hỗ trợ tỉnh giúp đỡ nông dân bị thiệt hại, đảm bảo lương thực, ổn định cuộc sống cho người dân", văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay.

Liên quan đến tình hình bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa tại Hà Tĩnh, báo Infonet cũng đưa tin, ngày 14/5, đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh do Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đã trực tiếp về cơ sở kiểm tra, nắm bắt tình hình và có chính sách hỗ trợ người dân.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Tĩnh cho biết: “Những năm trước đạo ôn cổ bông cũng gây hại nhưng chỉ mang tính cục bộ, nhỏ lẻ. Còn xảy ra diện rộng, sức phá hoại lớn như năm nay thì chưa từng có. Tôi cho rằng đây là năm đặc biệt”.

Nói về nguyên nhân của bệnh, ông Thanh khẳng định, căn bệnh này là do thời tiết (thời điểm lúa trổ bông, khí hậu lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều). Dân ta có tập quán là trong khi lúa trổ vè hoặc kết thúc trổ bông không phun thuốc nữa vì sợ độc và thực tế là độc thật. Ngoài ra, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan trong phòng trừ”.

Thế nhưng, với người nông dân và một số chuyên gia nông nghiệp khác lại cho rằng do giống lúa Thiên Ưu 8. Nhiều người nêu giả thiết, nếu thời tiết, tại sao các giống khác như Nghệ An 2, Khang dân lại chỉ nhiễm nhẹ hoặc các tỉnh khác cũng bị nhiễm bệnh vì thời tiết ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa không khác nhau.

Ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cùng đoàn lãnh đạo sở Nông nghiệp Hà Tĩnh đi kiểm tra tình hình thiệt hại do sâu bệnh hại lúa tại huyện Can Lộc. Tại đây, ông Khánh nói: “Nhìn ruộng lúa nếp, Khang dân phát triển rất tốt, hạt trĩu bông còn riêng Thiên ưu 8 thì lại nhiễm bệnh, cả một cánh đồng bông lúa bạc phếch, hạt xẹp lép nên chắc chắn là chất lượng giống không đảm bảo”. Ông Khánh yêu cầu vụ Hè Thu tới đây, các đơn vị phải dừng ngay gieo trồng loại giống Thiên ưu 8 này.

Cũng trong ngày 14/5, ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp khẩn làm rõ nguyên nhân sâu bệnh gây thiệt hại lớn trên lúa xuân. Tại đây, hầu hết ý kiến của lãnh đạo các huyện và ngành NN-PTNT đều nhấn mạnh nguyên nhân khiến bệnh đạo ôn cổ bông bùng phát diện rộng là do thời tiết bất thường và khó lường...

Ông Sơn yêu cầu Sở NNPTNT và các địa phương cần thống kê mức độ thiệt hại đến tận hộ dân, việc đánh giá phải khách quan, chính xác và hoàn thành xong trước ngày 18/5.

Liên quan trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh bức xúc nói: “Các anh làm đề án sản xuất cho vui, triển khai xong là xong. Giống về bao nhiêu, dân bỏ ra bao nhiêu anh không nắm được thì chỉ đạo ở đâu. Công tác theo dõi dịch bệnh, dịch hại quá sơ sài. Dịch bệnh như vậy nhưng không có văn bản nào tham mưu tỉnh, UBND tỉnh cũng không có chỉ đạo nào. Văn bản khuyến cáo, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh cũng mấy Chi cục phó ký, không đến ông Giám đốc Sở. Đừng vội đổ lỗi nông dân chán ruộng, nếu dân chán tại sao ruộng khác vẫn tốt”. “Dịch bệnh lần này là bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí giống cho ngành chuyên môn và các địa phương”, ông Sơn nói thêm.

(tổng hợp)

Tin nổi bật