Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lạng Sơn: Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Thay vì đưa con đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn, gia đình cho bé trai 13 tuổi uống thuốc nam. Hậu quả, bé mắc bệnh dại và tình trạng điều trị không có tiến triển.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, ngày 13/5, khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp cháu trai 13 tuổi (ở Bình Gia, Lạng Sơn). Trước đó 2 tháng, cháu bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được tiêm phòng, không theo dõi con chó đã cắn mình.

Lúc vào viện, cháu bé mệt mỏi nhiều, ăn kém, sốt cao liên tục. Cháu được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn – suy hô hấp độ 3 kèm theo dõi bệnh dại. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, cho thở máy, truyền kháng sinh, sử dụng thuốc vận mạch…

Tuy nhiên, tình trạng cháu bé rất nặng, không tiến triển, nguy cơ tử vong cao nên gia đình xin dừng điều trị.

Bệnh dại ở động vật, đặc biệt là thú nuôi trong gia đình như chó, mèo thường có nguy cơ tăng cao vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nóng bức là điều kiện cho virus dại phát triển. Trên thực tế, người dân còn khá chủ quan, khi bị chó mèo cắn không thực hiện tiêm phòng hay theo dõi chó, mèo đã cắn mình.

. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, thời gian ủ bệnh của bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí 1 năm. Nếu không thực hiện dự phòng tốt sẽ dẫn đến những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ lưu ý khi nuôi chó mèo phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo, tiêm nhắc lại mũi dự phòng bệnh dại 12 tháng một lần. Sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh. Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó mèo cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó mèo cắn.

Trường hợp không máy bị chó mèo cắn, cần chú ý như sau:

- Cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch.

- Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, không có thuốc điều trị đặc hiệu và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi bị động vật dại cắn hay bất kỳ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng vắc-xin, điều trị phơi nhiễm kịp thời.

Tin nổi bật