Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm việc nhiều giờ dễ dẫn đến đột quỵ?

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Tiến sĩ Showkat Nazir cảnh báo rằng làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn do các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tiến sĩ Showkat Nazir Wani, Chuyên gia tư vấn - Thần kinh học (Ấn Độ) - cho biết: "Mặc dù làm việc giúp con người trở nên năng động, trí não phát triển nhưng làm việc quá sức sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài".

Làm việc nhiều giờ ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Tăng huyết áp: Ngồi ở bàn làm việc quá lâu hoặc chịu đựng môi trường làm việc căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, vì nó làm hỏng mạch máu theo thời gian.

Tăng hormone gây căng thẳng: Làm việc nhiều giờ, đặc biệt là dưới áp lực căng thẳng sẽ làm tăng mức cortisol và adrenaline, có thể làm suy yếu mạch máu và tạo ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông hoặc tắc nghẽn, cuối cùng có thể gây ra đột quỵ.

 

Lối sống ít vận động: Làm việc quá sức kết hợp với lối sống ít vận động sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, cân nặng và sức khỏe trao đổi chất, khiến cục máu đông dễ hình thành hơn.

Thiếu ngủ: Những người làm việc nhiều giờ thường gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao và viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cách tăng cường vận động nơi làm việc, giảm hệ lụy khi ngồi nhiều 

1. Hoạt động ngắn mỗi giờ

Ngồi trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe. Để ngăn ngừa nguy cơ do lối sống tĩnh tại gây ra, bạn nên tạo ra khoảng nghỉ ngắn giữa các giờ làm việc.

Chẳng hạn đặt báo thức hoặc sử dụng ứng dụng nhắc nhở để nhắc bạn tăng cường vận động như đứng dậy, vươn vai hoặc đi bộ xung quanh chỗ làm việc mỗi giờ. Những khoảng nghỉ ngắn này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm bớt tình trạng cứng cơ và giúp bạn sảng khoái tinh thần, tập trung làm việc.

2. Lựa chọn vận động tích cực

Bất cứ khi nào có thể, hãy chọn các phương thức tăng cường vận động tích cực. Thay vì lái xe, bạn có thể cân nhắc đi bộ hoặc đi xe đạp trong quãng đường ngắn đến nơi làm việc.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng giao thông công cộng thì nên xuống bến sớm và đi bộ quãng đường còn lại. Khi làm như vậy, bạn không chỉ tập thể dục, tăng cường vận động mà còn góp phần giảm lượng khí thải carbon.

3. Chọn cầu thang bộ thay vì thang máy

 

Để tăng cường vận động tại nơi làm việc, tránh những nguy hại sức khỏe khi phải ngồi nhiều, bạn nên leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy do leo cầu thang là một cách hiệu quả để vận động cơ chân và tăng nhịp tim.

Thực hiện điều này thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức mạnh cho phần thân dưới của bạn.

4. Tận dụng tối đa thời gian nghỉ trưa

Thay vì dành toàn bộ thời gian nghỉ trưa để ngồi ở bàn làm việc, hãy sử dụng thời gian đó để vận động. Ít nhất hãy đi dạo bên ngoài văn phòng.

Hoạt động thể chất trong giờ nghỉ trưa không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn làm trẻ hóa tâm trí và nâng cao năng suất làm việc cho thời gian còn lại trong ngày.

5. Đứng hoặc di chuyển khi gọi điện thoại để tăng cường vận động

Khi bạn nhận được một cuộc điện thoại, hãy tận dụng cơ hội để đứng dậy và di chuyển xung quanh. Cho dù bạn đi bộ quanh văn phòng hay thực hiện một số bài tập kéo giãn nhẹ nhàng. Các bài tập đơn giản này có thể giúp bạn năng động và rút ngắn thời gian phải ngồi lâu.

6. Đặt lời nhắc uống nước thường xuyên

Hydrat hóa rất quan trọng để duy trì mức năng lượng và sức khỏe tổng thể. Bạn nên đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc máy tính để uống nước thường xuyên.

Điều này không chỉ giữ cho cơ thể đủ nước mà còn nhắc bạn đứng dậy và di chuyển để lấy nước uống hoặc đổ đầy nước vào chai nước của mình.

7. Chủ động nghỉ giải lao trong thời gian sử dụng thiết bị

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, chúng ta dành một lượng thời gian đáng kể trước màn hình, cho dù đó là công việc hay giải trí. Để rút ngắn khoảng thời gian này, bạn nên đặt hẹn giờ để nhắc nhở bản thân nghỉ giải lao ngắn sau mỗi 30-60 phút.

Trong thời gian nghỉ giải lao này, bạn nên tham gia vào một số bài tập trên bàn hoặc giãn cơ. Điều này không chỉ phá vỡ thời gian ngồi lâu mà còn giúp cơ thể sảng khoái tinh thần và cải thiện sự tập trung khi quay lại làm việc.

 (Theo Báo Lao Động, Sức khoẻ & Đời sống)

Tin nổi bật