Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm tốt việc tự chủ tuyển sinh đại học

(DS&PL) -

Từ năm 2016, các trường sẽ phải tự chủ tuyển sinh. Vấn đề là các trường sẽ làm gì để tự chủ vững vàng và Bộ GD - ĐT sẽ có quy định ra sao để có thể quản lý tốt.

Từ năm 2016, các trường sẽ phải tự chủ tuyển sinh. Vấn đề là các trường sẽ làm gì để tự chủ vững vàng và Bộ GD - ĐT sẽ có quy định ra sao để có thể quản lý tốt.

Tại phiên họp Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực mới đây; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã khẳng định: Việc tổ chức kỳ thi năm 2016 cần rút kinh nghiệm, phát huy những điểm tốt, khắc phục hạn chế,theo mục tiêu đã đề ra là đánh giá đúng trình độ của học sinh; giảm áp lực, giảm thời gian, tạo thuận lợi cho thí sinh và gia đình; phát huy quyền tự chủ của các trường đại học...

Vậy là từ năm học này, các trường sẽ phải tự chủ tuyển sinh. Vấn đề là các trường sẽ làm gì để tự chủ vững vàng và Bộ GD - ĐT sẽ có quy định ra sao để có thể quản lý tốt.

Phải sớm có phương án tuyển sinh riêng

Tự chủ trong tuyển sinh là một vấn đề trong tự chủ đại học mà Bộ GD - ĐT đang từng bước giao quyền cho các trường thực hiện. Từ năm học 2006 - 2007, Bộ GD - ĐT đã chủ trương “cởi trói” cho các trường đại học về tuyển sinh, tổ chức nhân sự, cấp phát văn bằng, mở ngành nghề, chương trình đào tạo, liên thông, học phí, tự chủ tài chính, hợp tác quốc tế... Việc triển khai tự chủ đại học đã được thực hiện thí điểm giai đoạn 2014 - 2017 ở 4 trường đại học trực thuộc Bộ, gồm Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng thêm ở các trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Tài chính - Marketting... Đây có thể xem là những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam.

Tự chủ tuyển sinh, không phải nhiều trường làm được.

Việc tự chủ tuyển sinh trong thời gian qua được nhắc nhiều đến là kỳ tuyển sinh đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Để xây dựng được kỳ thi này, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phải mất hàng chục năm xây dựng và tốn kém nhân lực, vật lực. Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, vừa qua đã có 4 trường muốn liên kết với ĐH Quốc gia Hà Nội trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh để lấy kết quả trong mùa tuyển sinh tới. Đây cũng là một phương án có tính “khả thi” cao vì đã được kiểm chứng trong thực tế.

Rõ ràng, quyền tự chủ tuyển sinh đã có, nhưng bản thân các trường lại chưa sẵn sàng từ năm học 2014 - 2015, khi được Bộ GD - ĐT giao quyền tự chủ này. Chỉ sau khi những hệ lụy của kỳ thi và xét tuyển vừa qua bộc lộ, khiến nhiều trường rơi vào vòng nguy hiểm, thì các trường mới thực sự quan tâm tới quyền này của mình. “Trên thực tế, quyền tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong Luật Giáo dục và trong mùa tuyển sinh vừa qua, Bộ GD - ĐT cũng đã kêu gọi các trường gửi phương án tuyển sinh riêng để Bộ xem xét, nếu phù hợp sẽ được phép tuyển sinh riêng. Thế nhưng cuối cùng cũng chỉ có rất ít trường gửi phương án tuyển sinh riêng về và càng ít trường làm tốt tuyển sinh riêng như ĐH Quốc gia Hà Nội. Còn lại các trường đều chọn phương án an toàn là theo cách tuyển sinh chung của Bộ. Đến giờ này, chắc chắn các trường đã hiểu được tầm quan trọng của quyền tự chủ tuyển sinh, vì vậy các trường cần dành thời gian để xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh của mình, cũng như các điều kiện cần và đủ để có thể triển khai tuyển sinh riêng thành công; đừng như mùa tuyển sinh vừa rồi, rất nhiều trường ban đầu cũng đăng ký tuyển sinh riêng nhưng đến phút chót lại rút”, một đại diện lãnh đạo Bộ cho biết.

Bộ sẽ quản lý bằng quy chế

Theo Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga: Mùa tuyển sinh vừa qua có 30 trường thu hút thí sinh mạnh nhất và việc rút, nộp hồ sơ cũng chỉ diễn ra sôi động ở các trường này. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong kỳ tuyển sinh vừa rồi, Bộ sẽ điều chỉnh một số quy định để kỳ tuyển sinh năm tới diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn. 

Cụ thể, Bộ sẽ tăng thêm quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ, đồng thời đưa ra những giải pháp

TS Võ Thế Quân, trường THPT Đông Đô (Hà Nội): Các trường sẽ tự quyết định việc tuyển sinh của trường mình và Bộ GD - ĐT chỉ giữ vai trò quản lý nhà nước thông qua việc ban hành quy chế, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát.
TS Huỳnh Ngọc Hào: Bộ GD - ĐT: Để tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh, Bộ nên đưa ngưỡng điểm cố định đối với những trường top đầu, để các trường top dưới và top giữa có nguồn tuyển. Đây cũng là giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thí sinh ảo.
TS Nguyễn Đình Hảo (ĐH Đà Lạt): Đồng ý là trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường, tuy nhiên việc trao quyền tự chủ đến đâu nên căn cứ vào năng lực của từng trường, bởi nếu quá “bung” thì có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung.

giúp các trường vừa bớt “ảo”, nhưng cũng đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.

Theo đó, các trường sẽ tự tổ chức tuyển sinh và cũng tự đưa ra phương án xét tuyển của mình. Bộ sẽ không cấp giấy báo điểm, không làm những thủ tục như kỳ thi THPT vừa qua. “Tuy nhiên, với cách làm này, do các thí sinh được tự do đăng ký và các trường tự do xét tuyển, nên số thí sinh “ảo” sẽ rất nhiều. Sắp tới cần bàn thảo về việc này để tìm giải pháp chống thí sinh ảo. Bởi vì giờ đây 1 thí sinh có thể nộp hồ sơ vào cả chục trường và khi đó, 1 em trúng thì 9 em khác sẽ trượt, cho nên những biện pháp ấy sắp tới sẽ bàn bạc xử lý, chẳng hạn chia các đợt xét tuyển, mỗi đợt một mức điểm khác nhau hoặc khuyến khích các trường tốp trên phối hợp với nhau tham gia tuyển sinh theo nhóm”, Thứ trưởng Ga cho biết.

“Khâu ra đề thi là khâu quan trọng nhất nên Bộ sẽ không đồng ý phương án tuyển sinh riêng thuê hoàn toàn giáo viên bên ngoài ra đề, bởi nếu xảy ra sự cố sẽ không quy được trách nhiệm cho ai. Trường tổ chức thi riêng sẽ phải có giáo viên cơ hữu của trường tham gia ban đề thi”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Quyền tuyển sinh riêng sẽ được trao cho tất cả các trường. Tuy nhiên, các trường phải chứng minh được năng lực tổ chức tốt một kỳ thi, cũng như cam kết về chất lượng đào tạo. Giống như với mùa tuyển sinh trước, mùa tuyển sinh tới, Bộ cũng sẽ có các văn bản quy định cụ thể về các tiêu chí, điều kiện nhất định trong tuyển sinh và những điều cấm không được thực hiện để áp dụng cho tất cả các trường, nhằm bảo đảm sự công bằng, đồng thời tránh tình trạng tuyển sinh ồ ạt, không bảo đảm chất lượng, mang tính thương mại.

“Muốn tự chủ tuyển sinh, các trường phải xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh phù hợp với uy tín, chất lượng đào tạo của trường đã được xã hội đánh giá qua các kỳ thi tuyển sinh những năm gần đây. Việc xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đã được quy định rõ trong Thông tư số 06/2014/TT - BGDĐT. Sau khi hoàn thiện đề án, các trường phải báo cáo Bộ GD - ĐT và thông báo công khai theo quy định trên website của trường và trên các phương tiện khác. Đi cùng với việc này, các trường phải tự chủ trong việc chuẩn bị các nguồn lực, cơ sở hạ tầng để tổ chức tuyển sinh theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đảm bảo công bằng, công khai, đúng quy định”, Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Một số trường nhiều năm liền tuyển sinh khó khăn, nếu tiếp tục tình trạng này sẽ rất lãng phí, cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Đối với những trường này phải có biện pháp cơ cấu, sắp xếp lại để làm thế nào sử dụng có hiệu quả nhất. Dự kiến, Bộ GD - ĐT sẽ đưa các trường này trở thành một phân hiệu của các trường ĐH, CĐ khác hoặc tổ chức để các trường đó liên kết đào tạo với các trường lớn.

Theo baotintuc.vn

Xem thêm video Tin tức:

[mecloud]uHIBxhmMZv[/mecloud]

Tin nổi bật