Sau hơn 3 tháng, người nuôi tôm ở Cà Mau thu được hàng tấn tôm, trọng lượng bình quân 33 con/kg, giá bán khoảng 160.000 mỗi kg, đem lại nguồn thu vài trăm triệu đồng.
Theo áo VnExpress, thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở Cà Mau mạnh dạn đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh mang lại hiệu quả tích cực. Sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công lớn đang khiến cho diện tích nuôi tăng nhanh, tạo ra bước đột phá mới, mở ra triển vọng cho ngành tôm của địa phương.
Ao tôm trên 1.000m2 đem lại nguồn thu vài trăm triệu đồng. Ảnh: vnExpress |
Đối với ao nuôi, ao vèo tôm giống đều lót bạt. Riêng ao nuôi, người dân thường dùng lưới che kín phía trên cách mặt ao khoảng 1,5 m. Còn ao vèo tôm giống, ngoài việc dùng lưới che phía trên, còn thêm nylon phủ kín trên mặt lưới nhằm ngăn không để nước mưa rơi xuống ao làm giảm độ mặn của nước trong ao vèo. Tôm giống đem về thả vào ao vèo trong thời gian khoảng một tháng trở lại mới thả xuống ao nuôi.
Với cách làm trên, trong vụ tôm của các hộ nuôi tôm thu hoạch được 9 tấn tôm trên 1.000 m2. Thời gian nuôi hơn 3 tháng, tôm đạt trọng lượng bình quân 33 con một kg, giá bán khoảng 160.000 mỗi kg, đem lại nguồn thu vài trăm triệu đồng.
Trao đổi với báo Sóc Trăng ông Tăng Văn Xúa chia sẻ : “Những năm trước đây, riêng chỉ sản xuất độc canh 1 vụ lúa. Do phụ thuộc vào thời tiết nên năng suất, sản lượng lúa thấp, giá cả bấp bênh, năm trúng năm thất… Sau khi có chủ trương về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt nên gia đình tôi cũng như nhiều bà con địa phương bắt đầu chuyển từ trồng lúa sang đầu tư nuôi tôm”.
Trong những năm đầu các hộ dân khi mới bắt đầu nuôi tôm do chưa rành về kỹ thuật nên gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc tập trung đầu tư về thủy lợi, giao thông, điện, hỗ trợ vốn vay nên bà con có điều kiện tổ chức sản xuất một cách chủ động và đạt hiệu quả cao
Mới đây nhất là vào năm 2016, để con tôm thích nghi với những diễn biến thất thường của thời tiết, ngoài phương pháp nuôi truyền thống, các hộ dân đã đầu tư áp dụng phương pháp xi phông đáy ao và lót bạt ao nuôi tôm. Để thực hiện mô hình này, nguồn vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 triệu đồng/1 ao nuôi có diện tích 1.500m2.
Phương pháp xi phông sẽ loại bỏ chất thải ở đáy ao, hạn chế sử dụng trực tiếp hóa chất trong ao nuôi tôm, nâng cao năng suất tôm nuôi và có thể kéo dài thời gian nuôi để thu hoạch tôm vào thời điểm có giá bán cao nhất. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp này còn hạn chế được dịch bệnh, khi nuôi ít bị rủi ro.
So với cuối năm 2016, diện tích nuôi tôm công nghiệp giảm, tuy nhiên diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng khá nhanh, hiện tại có 570 hộ nuôi, với hơn 675 ha (trong đó, ao nuôi khoảng 250 ha; năng suất thu hoạch khoảng 20 - 50 tấn trên ha mỗi vụ, tỷ lệ thành công trên 85%).
Kiều Trang (T/h)