Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm giàu bằng nghề độc, lạ: Massage hoa dừa để... lấy mật thu nhập cao, "khát" nhân sự

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Nghề massage hoa dừa là một nghề độc đáo, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm, nhằm kích thích hoa dừa tiết ra mật để sản xuất mật hoa dừa - một loại đặc sản quý giá.

"Nghệ thuật" massage hoa dừa

Hoa dừa, hay còn gọi là lưỡi mèo, là phần hoa của cây dừa chưa nở, ẩn chứa bên trong một nguồn mật ngọt quý giá. Ít ai biết rằng, phần mật này có vị ngọt đậm đà hơn rất nhiều so với nước dừa tươi (độ đường khoảng 14% so với 4% của nước dừa), chứa đựng nhiều khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Chính vì vậy, mật hoa dừa đang dần trở thành một loại đặc sản được ưa chuộng và tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường.

Tuy nhiên, để thu được nguồn mật ngọt này, người ta phải áp dụng một kỹ thuật đặc biệt, đó là "massage" hoa dừa. Nếu không được kích thích bằng phương pháp này, tuyến mật trong hoa sẽ không tiết ra ngoài. Nghề "massage" hoa dừa ra đời từ đó, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật chính xác và kinh nghiệm dày dặn.

Dừa thu mật phải chọn những cây dừa xiêm lùn khoảng 4 năm tuổi để lấy mật hoa.e-hoa-dua-de-lay-mat-thu-nhap-cao-khat-nhan-su-dspl-2.jpg

Người thợ phải thật tinh tế để chọn đúng lứa tuổi của hoa dừa, bởi nếu hoa quá non hoặc quá già sẽ không cho ra lượng mật như mong muốn. Họ thường chọn những cây dừa xiêm lùn khoảng 4 năm tuổi và những bông hoa to nhất, vừa mọc được 4-5 tuần.

Công việc "massage" hoa dừa đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ. Hàng ngày, người thợ phải leo lên cây dừa hai lần để thực hiện các thao tác massage và cắt bỏ phần đầu hoa để kích thích tiết mật. Đầu tiên, họ sẽ cắt bỏ phần đầu của bông hoa, sau đó bọc lại bằng túi nilon để hứng mật, đồng thời ngăn côn trùng, nước mưa và vi sinh vật xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng mật.

Tiếp theo, người thợ sẽ dùng một thanh gỗ nhỏ, tròn, dài khoảng 4 tấc, gõ nhẹ nhàng và đều đặn quanh cuống hoa. Thao tác này giống như "massage", giúp kích thích các mạch dẫn nhựa trong hoa tiết ra mật. Sau khoảng 3 ngày "massage" liên tục, mật hoa sẽ bắt đầu chảy ra từ vết cắt và được thu hoạch mỗi ngày.

Bình quân, một hoa dừa có thể cho khoảng nửa lít mật mỗi ngày và được khai thác liên tục trong vòng một tháng, tương đương với sản lượng 25 lít. Mật hoa dừa sau khi thu hoạch sẽ được xử lý bằng cách làm nóng ở nhiệt độ 65-70 độ C để tiệt trùng, sau đó làm lạnh nhanh và đóng chai.

Nghề "massage" hoa dừa ở Việt Nam còn khá mới mẻ và ít người làm. Ảnh: Thể thao & Văn hóa

Mặc dù nghề lấy mật hoa dừa đã phổ biến ở một số nước có diện tích trồng dừa lớn như Philippines, Indonesia, nhưng ở Việt Nam, đây vẫn là một nghề khá mới mẻ và còn ít người làm. Với tiềm năng kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao của mật hoa dừa, hy vọng rằng nghề "massage" hoa dừa sẽ ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và đa dạng hóa sản phẩm từ dừa.

Thầy giáo khởi nghiệp với nghề massage hoa dừa

Anh Tô Chí Hải, một người con của xứ dừa Bến Tre, từ nhỏ đã quen thuộc với hương vị ngọt ngào của mật hoa dừa. Những món quà bánh, nước giải khát, hay nước màu kho cá đậm đà được làm từ mật hoa dừa do chính tay bà ngoại anh chế biến đã in đậm trong ký ức tuổi thơ.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và trở về giảng dạy tại một trường tiểu học gần nhà, anh Hải luôn ấp ủ mong muốn kinh doanh thêm để cải thiện thu nhập. Và cây dừa, một loại cây quen thuộc với người dân Bến Tre, chính là lựa chọn hàng đầu của anh. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề trồng dừa lấy trái không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu và mô hình kinh doanh khác nhau, anh Hải nhận thấy mật hoa dừa là một sản phẩm còn khá mới mẻ trên thị trường, có tiềm năng phát triển lớn.

Một nông dân dùng thanh gỗ "massage" hoa dừa, giúp vỡ mô mạch, tiết nhiều mật. Ảnh: VnExpress

Vậy là, từ những cây dừa "cụ kỵ" cao chót vót trong vườn nhà, anh Hải bắt đầu hành trình chinh phục mật ngọt. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi vào sáng sớm và chiều tối sau giờ lên lớp, anh tự tay chế tạo dụng cụ để leo lên những ngọn dừa cao vời vợi, tỉ mỉ thực hiện từng bước lấy mật.

"Có hôm 4 giờ sáng tôi đã leo lên ngọn dừa, có hôm mải làm đến tận 8 giờ tối mới xuống. Hàng xóm thấy tôi ngày nào cũng leo trèo, gõ vào cây dừa ầm ĩ, họ tưởng tôi bị khùng nên mắng vốn", anh Hải cười tươi nhớ lại và những ngày đầu đầy khó khăn, thử thách trên báo VnExpress.

Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc bảo quản, mật hoa dừa mà anh Hải lấy được thường bị hư hỏng. Anh cũng thử áp dụng quy trình lên men, nhưng khi giao hàng cho khách, nhiều người uống thấy có vị chua, tưởng rằng mật bị hỏng nên đã phản hồi không tốt.

Không nản lòng trước những thất bại ban đầu, anh Hải tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Anh tham gia nhiều lớp tập huấn do tỉnh và các trường đại học tổ chức, đồng thời đi nhiều nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Cuối cùng, anh nhận ra rằng mình cần đầu tư máy móc hiện đại để xử lý và bảo quản mật hoa dừa được lâu hơn.

Những sản phẩm từ mật hoa dừa. Ảnh: VnExpress

Anh quyết định đầu tư hơn 50 triệu đồng để mua một hệ thống máy thanh trùng, sốc nhiệt có công suất 200 lít mật mỗi ngày. Căn phòng sau nhà được anh cải tạo thành xưởng chế biến. Khi có đơn hàng lớn, anh còn nhận được sự hỗ trợ từ chị gái và 5 người hàng xóm trong việc thu hoạch mật, chế biến và đóng chai.

Từ những kinh nghiệm "đắt giá" ban đầu, anh Hải nhận ra rằng việc leo trèo trên những cây dừa lão rất khó khăn và nguy hiểm. Vì vậy, anh chuyển sang chọn những cây dừa xiêm lùn khoảng 4 năm tuổi để lấy mật. Anh cũng chú trọng lựa chọn những bông hoa to nhất, vừa mọc được 4-5 tuần tuổi để đảm bảo chất lượng mật.

Năm 2021, sau bao nỗ lực, sản phẩm mật hoa dừa của anh Hải chính thức được ra mắt thị trường. Hiện tại, xưởng của anh cung cấp hai sản phẩm chính là nước giải khát và mật hoa cô đặc.

Tin nổi bật