Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm giả giấy tờ, con dấu chiếm đoạt gần 15 tỷ đồng

(DS&PL) -

Viện KSND tối cao ra cáo trạng truy tố Phạm Thị Phi Phượng (SN 1969) và Phạm Ngọc Thuỵ về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gần 15 tỷ đồng của Tổng công ty Cienco 1

Viện KSND tối cao ra cáo trạng truy tố Phạm Thị Phi Phượng (SN 1969) và Phạm Ngọc Thuỵ về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gần 15 tỷ đồng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.

Báo Công an nhân dân đưa tin, ngày 13/3, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã chuyển hồ sơ vụ án và cáo trạng truy tố 2 bị can gồm Phạm Thị Phi Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Bến Thuỷ nội địa Haduc (Công ty Haduc) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Phạm Ngọc Thuỵ, Phó phòng Kế hoạch Ban điều hành dự án gói thầu 5B Cảng xuất sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc Liên doanh Cienco 1 – Cienco 6- Tedisouth, về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; đồng thời phân công Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án này.

Theo báo Tiền phong, tháng 7/2006, Cienco 1 ký hợp đồng với nhà thầu BFMC (Hàn Quốc) thi công khoan hạ cọc thép vào đá gốc - Cảng xuất sản phẩm thuộc dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau đó, nhà thầu BFMC liên kết với Cty ANY 69 (Hàn Quốc) do ông Jung Tae Sung làm giám đốc thực hiện hợp đồng. Đến tháng 8/2007, sau khi hoàn thành hợp đồng trị giá hơn 3,6 triệu USD, Cienco 1 còn nợ BFMC hơn 754.000 USD do chưa thống nhất việc quyết toán.

Đến tháng 5/2011, quá trình làm kế toán ngoài giờ cho ANY 69, biết công ty đang gặp khó khăn về tài chính, Phạm Thị Phi Phượng đã tư vấn cho ông Jung Tae Sung đòi khoản tiền mà Cienco 1 còn nợ nhà thầu BFMC. Sau khi được ông Jung Tae Sung cung cấp một số giấy tờ (bản photo) liên quan, Phượng đã nghỉ việc, thành lập công ty Haduc, rồi tự tìm đến trụ sở Cienco 1 để đòi nợ “hộ”.

Theo chỉ dẫn của Cienco 1, Phượng gặp Phan Ngọc Thuỵ (SN 1978, Phó phòng kế hoạch Ban điều hành dự án gói thầu 5B Cảng xuất sản phẩm nhà máy lọc đầu Dung Quất thuộc Liên doanh công ty Cienco 1 – công ty Cienco 6- Tedisouth) để làm thủ tục thanh toán. Khi gặp Thuỵ, Phượng bịa chuyện nhà thầu BFMC còn nợ Phượng 20 tỷ đồng nên công ty này cho đối tượng nhận thay khoản công nợ còn lại để trừ nợ. Phượng hứa sẽ “cắt phế” 18% tổng số tiền sẽ nhận được để Thuỵ “hỗ trợ” hoàn thiện một số giấy tờ thanh toán.

Sau đó, Phượng đã tự chế công văn yêu cầu thanh toán công nợ, chuyển tiền vào tài khoản của công ty Haduc bằng cách giả mạo chữ ký, con dấu của BFMC.

Cùng đưa tin, báo Thanh niên cho biết thêm, căn cứ hồ sơ này, Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Cienco 1 đã chuyển tổng cộng hơn 717.000 USD, tương đương gần 15 tỉ đồng cho Phượng. Số tiền này, Phượng đã trả nợ thay cho nhà thầu BFMC nợ một số đối tác là 738 triệu đồng, chi cho Thụy 3,2 tỉ đồng và chiếm đoạt số tiền còn lại.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo


(tổng hợp)

Tin nổi bật