Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lâm Đồng: Nông dân khóc ròng vì cây 'tỷ đô' mắc ca

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhiều nông dân ở Lâm Đồng đang rơi tình trạng khốn đốn, không biết nên chặt bỏ mắc ca để trồng cây khác hay không, bởi cây đã trồng tới 5-7 năm nhưng chỉ lác đác

(ĐSPL) - Nhiều nông dân ở Lâm Đồng đang rơi tình trạng khốn đốn, không biết nên chặt bỏ mắc ca để trồng cây khác hay không, bởi cây đã trồng tới 5-7 năm nhưng chỉ lác đác có vài quả.

Người dân không biết nên bỏ hay giữ lại cây mắc ca. (Ảnh Nông Nghiệp Việt Nam)

Theo tin tức trên Nông Nghiệp Việt Nam, gia đình anh Nguyễn Văn Năm ở xã Tà Nung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng trồng hơn 1 ha mắc ca, mặc dù đã trồng được hơn 5 năm nhưng tới nay chỉ lác đác được vài quả.

Theo anh Năm chia sẻ: “Khi hỏi mua giống mắc-ca nhập ngoại hoặc các giống ghép của doanh nghiệp có tiếng, thấy giá quá cao, gần tới vài trăm nghìn một cây giống nên tôi quyết định mua cây giống của nông dân tự ươm hạt, chỉ 20-30 ngàn/cây”.

Không chỉ gia đình anh Năm, rất nhiều nông dân trong tỉnh phải chặt bỏ vườn mắc ca do trồng phải giống trôi nổi, kém chất lượng.

Theo số liệu từ Sở NN-PTNT Lâm Đồng, trên toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 950 ha mắc-ca; trong đó, có khoảng 94 ha trồng theo dự án khuyến nông quốc gia, 200 ha của Cty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa, diện tích lớn còn lại do nông dân tự phát trồng bằng giống không rõ nguồn gốc....

Thế nhưng thực tế hiện nay người dân Lâm Đồng vẫn phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mua hạt để tự ươm làm giống, hoặc mua cây của các cá nhân tự ươm giống... Họ không nhận thức được rằng, hiện những nông dân giàu lên từ mắc ca là do bán hạt để làm giống, bán cây giống, sau này, sản phẩm bán cho ai, giá cả như thế nào, ai sẽ đảm bảo thị trường, kệ!

Cây mắc ca (Macadamia) là loại cây thân gỗ, có xuất xứ từ nước Úc, Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa về trồng khảo nghiệm từ những năm 2000.

Mắc ca trồng một lần cho thu hoạch từ 50 đến 60 năm, bắt đầu sau 5 năm trồng thì cây cho thu hoạch.

Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22\% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn.

Cây cũng chứa 9\% protein, 9\% cacbohydrat và 2\% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin vàniacin.

Tin nổi bật