Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lạ lùng loài vật "ngủ ngày cày đêm, mê ăn chuối" giúp anh nông dân 9X đổi đời

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Chán cảnh phiêu bạt, anh Phan Hữu Sơn quyết định hồi hương lập nghiệp. Anh đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi chồn hương ngay trên mảnh đất quê nhà.

Bỏ phố về quê "viết tiếp ước mơ" làm giàu

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp THPT, chàng trai trẻ Phan Hữu Sơn (sinh năm 1992) rời quê hương Hương Sơn, Hà Tĩnh để ra Hà Nội lập nghiệp. Anh xin vào làm công nhân tại một xưởng sản xuất nhôm kính với mong muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình và tích lũy vốn cho tương lai. Cuộc sống nơi phố thị phồn hoa với bao bộn bề lo toan, nhưng trong thâm tâm Sơn vẫn luôn ấp ủ giấc mơ trở về quê hương, làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra. Anh khao khát tạo dựng một sự nghiệp chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Sau gần 10 năm trời làm lụng vất vả, dành dụm từng đồng, đến năm 2021, Sơn quyết định từ bỏ công việc ổn định ở Hà Nội, trở về quê với số tiền tiết kiệm kha khá. Anh bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ của mình bằng việc đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng trang trại nuôi chồn hương ngay trên mảnh đất vườn rộng 50m2 của gia đình.

Chán cảnh phiêu bạt, anh Phan Hữu Sơn quyết định hồi hương lập nghiệp nuôi chồn hương. Ảnh: Dân trí 

Chặng đường khởi nghiệp ban đầu đầy chông gai thử thách. Do chưa có kinh nghiệm, Sơn gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc chồn hương. Anh chia sẻ: "Chồn hương rất nhạy cảm, dễ mắc bệnh về đường ruột nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nhiều lúc chúng hoảng loạn, cắn nhau loạn xạ chỉ vì một tiếng động lạ hay thiếu sữa". Có những thời điểm, Sơn tưởng chừng như muốn bỏ cuộc.

Nhưng với bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, Sơn dần rút ra được những bài học quý báu. Anh đầu tư bài bản hơn, mở rộng quy mô trang trại lên gần 100m2, chia thành khu sinh sản, khu nuôi con giống riêng biệt, đồng thời trồng thêm hơn 300 gốc chuối để chủ động nguồn thức ăn cho chồn. Nhờ vậy, đàn chồn hương của anh phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân, Sơn còn nhận được sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình và bạn bè. "Thấy tôi quyết tâm làm ăn, bố mẹ, anh em, bạn bè đều ủng hộ. Họ không chỉ giúp đỡ tôi về tinh thần mà còn cho vay vốn để tôi mở rộng trang trại", Sơn tâm sự trên báo Dân trí. Tính đến nay, tổng số vốn anh đầu tư vào trang trại chồn hương đã lên tới gần 1 tỷ đồng.

"Chiều" chồn hương tới bến

Chia sẻ trên báo Hà Tĩnh, anh Sơn cho biết: "Điều quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và đảm bảo chất lượng thức ăn. Gia đình tôi chủ động sản xuất cá, chuối, trứng để làm thức ăn cho chồn, nên rất yên tâm về nguồn gốc. Ngoài ra, chồn hương rất nhạy cảm với mùi lạ, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản, nên khi cho ăn hay kiểm tra, tôi thường đi một mình."

Chồn hương là loài vật hoạt động về đêm. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Anh Sơn cho biết thêm, chồn hương là loài vật hoạt động về đêm. Ban ngày chúng thường ngủ li bì, đến tối mới ra ngoài kiếm ăn. Nắm bắt được đặc tính này, ban ngày anh tranh thủ vào rừng tìm mật ong, hái cây thuốc, tối đến mới tập trung chăm sóc, cho chồn ăn.

Mỗi năm, chồn cái sinh sản hai lứa, mỗi lứa đẻ từ 2 - 3 con. Với quy mô 30 con chồn cái sinh sản và 4 con chồn đực, mỗi năm trang trại của anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp chồn giống (giá bán từ 7 - 16 triệu đồng/cặp) và hơn 30 con chồn thịt. Trừ hết chi phí, anh thu về khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm.

"Chồn hương thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nên việc nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật", anh Sơn khẳng định. "Trang trại của tôi luôn hoàn thiện đầy đủ giấy tờ và chấp hành nghiêm chỉnh các đợt kiểm tra định kỳ của Hạt Kiểm lâm Hương Sơn. Khi bán chồn ra thị trường, dù trong tỉnh hay ngoài tỉnh, tôi đều cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp lệ cho khách hàng."

Khu vực nuôi chồn khép kín của anh Phan Hữu Sơn. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Mô hình nuôi chồn hương của anh Sơn là một điển hình tiên tiến trong phong trào khởi nghiệp của thanh niên tại địa phương. Trang trại hoạt động đúng quy trình, thủ tục, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên dám nghĩ dám làm, mạnh dạn khởi nghiệp trên chính quê hương mình.

Tin nổi bật