Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ký ức không quên về người Việt cuối cùng chết dưới máy chém

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong ký ức của ông, bác Tư mãi là người thợ học việc đầy bí ẩn, nếu không có ngày bác Tư phải lên đoạn đầu đài, trở thành người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém.

(ĐSPL) - Trong ký ức của ông, bác Tư mãi là người thợ học việc đầy bí ẩn, nếu không có ngày bác Tư phải lên đoạn đầu đài, trở thành người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém. Sau ngày bác Tư chết không toàn thây, ông mới nhận ra rằng, tuổi thơ của mình lớn lên bên một người anh hùng kiên trung.

Người thợ học việc bí ẩn

Ngoài việc nổi danh khắp TP.Tây Ninh khi quyết định dành những năm tháng cuối đời "trả oán" cho loài cò, ít ai biết ông Hà Huyền Mộng (phường 3, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh), là một trong những người hiếm hoi gắn bó với Anh hùng Lực lượng Vũ trang Hoàng Lê Kha (1917 - 1960, quê xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Vì cha mẹ đều tham gia công tác mật trong lòng địch nên ông Mộng có cơ hội tiếp cận nhiều nhà cứu nước cùng thời.

Sau nhiều năm phục vụ Nhà nước, ông Mộng trở về với đàn cò giữa TP.Tây Ninh (ảnh: Hà Nguyễn).

Ông nhớ lại: "Ông Kha đến ở nhà tôi trong thân phận một anh thợ học việc. Những năm ấy, cha tôi là một thợ mộc nổi tiếng khắp vùng. Thậm chí, những năm 1970, 1971, báo Thế giới tự do của Mỹ còn tìm đến nhà tôi phỏng vấn, quay phim về nghề mộc của ông. Do đó, khi ông Kha đến nhà tôi để xin học việc, ai cũng nghĩ đó là chuyện bình thường. Ông là người miền Bắc, nên cha tôi bảo tôi gọi ông là bác Tư Bắc. Mặc dù mang thân là thợ học việc, chuyên đeo, vác đồ nghề, lẽo đẽo theo sau lưng cha tôi, nhưng tôi cảm nhận bác Tư có gì đó rất lạ".

Theo ông Mộng, cái lạ lùng của anh thợ học việc người Bắc biểu hiện ở chỗ, ông rất uyên bác, thậm chí có thể lý giải những điều mà cha ông không thể lý giải. Hơn thế, chỉ là một anh học việc nhưng mọi thành viên trong gia đình đều được ông Hà Văn Biện (cha ông Mộng) căn dặn "phải có thái độ đúng mực với bác Tư". Bản thân ông Biện cũng chưa bao giờ xem anh học trò của mình là "kẻ chiếu dưới". Mặc dù, hai người xưng hô thầy trò, nhưng ông vẫn luôn dành cho người thanh niên nói giọng Bắc sự tôn trọng nhất định.

Cũng theo ông Mộng, không như những thợ học việc khác, bác Tư tỏ ra là người hết sức sáng dạ. "Trong nghề mộc, chỉ cần cha tôi chỉ đôi lần là ông làm được ngay. Những lúc ít việc, ông thường lặng lẽ quan sát cái gì đó ngoài cuộc sống, chứ không như chúng tôi quan sát cách cha tôi đục cái mộng, bào tấm ván,...", ông Mộng cho biết. Sự bí ẩn của anh thợ học việc đã theo ông Biện suốt 5 năm dần được hé lộ, khi ông Mộng đã đủ tuổi trưởng thành và người anh hùng ấy cũng không còn nữa. Cha mẹ ông Mộng kể lại, bác Tư Bắc chính là Hoàng Lê Kha, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, đang hoạt động bí mật.

"Sau này, khi bác Tư không còn ở nhà tôi nữa, cha mới cho tôi biết bác Tư là cán bộ Cách mạng nổi tiếng. Hàng ngày, khi cha tôi nhận đóng bàn ghế, giường tủ,... cho người ta, thì ông dắt bác Tư theo. Những lúc như vậy, bác Tư cũng đeo túi đồ nghề của cha tôi, lẽo đẽo theo sau lưng ông đi học việc. Tuy nhiên, thực tế, đây là lúc ông ra ngoài hoạt động mật. Các nhà gọi cha tôi đến sửa thường là cơ sở Cách mạng của ta. Lúc này, cha tôi ngồi làm rồi giả vờ sai bác Tư làm lặt vặt để ông có cơ hội họp kín, trao đổi tin tức với cơ sở", ông Mộng cho biết.

Người Việt Nam cuối cùng chết dưới máy chém

Ông Mộng khẳng định, tuổi thơ ông gắn liền với những kỷ niệm về người anh hùng Hoàng Lê Kha. "Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã được ông ẵm, bồng đi khắp xóm. Bây giờ nói ra không ai biết vì ông hoạt động ngầm nhưng giữa ông với tôi chẳng khác nào ruột thịt. Ông cũng chính là người dạy tôi những bài học đầu tiên, giải thích những câu hỏi của tôi về việc cây mạ lớn lên như thế nào, mặt trời mọc lên từ đâu, mưa đến như thế nào...", ông Mộng bùi ngùi nhớ lại.

Ảnh vẽ hiếm hoi về nhà cách mạng nổi tiếng Hoàng Lê Kha (ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tuy nhiên, những năm tháng gắn bó ấy không kéo dài được lâu. Sau khi rời khỏi nhà ông Biện, chuyển đến cơ sở khác, ông Kha bị bắt. Và rồi hành trình cứu nước còn đang dang dở của người anh hùng kết thúc bằng việc ông bị kết án tử và bị hành quyết bằng máy chém. Ông Mộng xúc động nhớ lại: "Cha tôi là người có học thức, lại bắn rất giỏi nên có thể chơi với Tây. Để tạo vỏ bọc, ông làm thân và kết bạn với trưởng bót ngay gần nhà tôi có tên là Phrăng -xoa, vì thế nên việc hoạt động mật của cha mẹ tôi và ông Kha qua mặt được cả Tây và tụi Việt gian. Thế nhưng, sau khi ông Kha chuyển sang cơ sở mới ở nhà ông Hai Thương, trong lúc ông đang họp thì chúng băng đồng vào bắt".

Theo lời ông Mộng, sau khi chuyển sang nhà ông Hai Thương hoạt động, bọn Việt gian ngay lập tức "đánh hơi" thấy ông và tổ chức kế hoạch bắt sống Hoàng Lê Kha. "Sau khi về cơ sở mới, trong hàng ngũ có người phản bội, chỉ điểm cho giặc vào bắt ông. Trong lúc bác Tư và các cán bộ khác đang họp, chúng bao vây rồi ập vào. Khi mọi người biết thì chúng đã bao vây kín. Bác Tư cùng mấy cán bộ Cách mạng chạy túa ra thì bị chúng bắn trúng chân. Bác Tư bị bắt sống", ông Mộng kể.

Bị bắt, chịu đủ mọi cực hình tại khám Chí Hòa, nhưng ông vẫn không khuất phục. Cuối cùng, ông bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. "Cái chết của ông cứ ám ảnh tôi mãi và ký ức đau thương đó luôn được cha mẹ tôi nhắc đi nhắc lại. Tôi nhớ mẹ kể rằng, sau một thời gian chịu đủ mọi cực hình ở khám Chí Hòa, ông bị kết án tử hình. Thời đó, theo Luật 10-59 (do chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành -PV) ông bị xử bằng máy chém. Đó có lẽ là cái chết thảm khốc nhất mà tôi từng được nghe và có ấn tượng sâu sắc", ông Mộng cho biết.

Theo lời kể của ông Mộng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa ông Kha ra xử chém vào sáng sớm tại Tam Hạp (huyện Châu Thành, Tây Ninh). "Mẹ tôi kể rằng người ta đưa ông lên máy chém lúc 5h sáng. Quần chúng nhân dân tiếc thương đến tiễn chân ông đông nghẹt nhưng bị lính cản lại. Sau lệnh xử tử, lưỡi máy chém sụp xuống, bà con thương tiếc khóc vang cả một góc trời. Đáng thương hơn, hành quyết ông xong, giặc bêu đầu ông trước công chúng, hòng dập tắt ý chí cách mạng của người dân. Chính tay cha tôi và ba người nữa lên pháp trường lấy di thể của ông về chôn cất ở ngã Ba Sọ", ông Mộng kể tiếp.

Quyết không để ông chết không toàn thây, bà con liên tục đấu tranh đòi chính quyền Diệm trao trả đầu Hoàng Lê Kha. "Sự thật này tôi cũng được ba tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mãi gần một tuần sau khi mai táng, bà con mới đấu tranh, lấy được đầu ông về. Thế nên, khi chôn cất, cha tôi và đồng đội chỉ đóng hộp, đào xuống một chút rồi đặt đầu ông trên huyệt chứ không đào xuống tới phần di thể. Địa điểm chôn cất được đánh giấu bằng gốc cây cổ thụ đã chết phần ngọn. Như vậy, ông chính là người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém", ông Mộng miên man trong ký ức xa xăm.


Tìm được mộ nhờ nhà ngoại cảm vô danh?

Ông Hà Huyền Mộng cho biết: "Khi còn sống, cha tôi thường chở tôi lên đó và chỉ đây là chỗ an nghỉ của bác Tư. Sau này, khi tôi lên Ba Son học đóng tàu, hai người chôn bác Tư đã cùng cha tôi ra Bắc và hy sinh. Cha tôi mất, địa điểm chôn cất bị san lấp, chúng tôi không còn nhận ra vị trí chôn cất bác Tư nữa. Do những người biết vị trí mộ của bác Kha đều đã mất, vị trí cũng bị san lấp, nên việc tìm mộ bác rất khó khăn. Tuy nhiên, sau này, tôi nghe gia đình bác Tư nói, có nhờ một nhà ngoại cảm nào đó chỉ cho họ vào bốc mộ, đưa về quê an táng rồi".

Tin nổi bật