Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ 7: Ai đã cấp giấy phép "ma", "chắn gió" cho cát tặc?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chỉ cần cơ quan chức năng "bật đèn xanh", cát tặc bắt đầu huy động lực lượng đến nạo vét dòng sông một cách trắng trợn.

(ĐSPL) - Chỉ cần cơ quan chức năng "bật đèn xanh", cát tặc bắt đầu huy động lực lượng đến nạo vét dòng sông một cách trắng trợn.

Khi dân phản đối, chính quyền ngăn cản, các công ty cát tặc ngay lập tức chìa ra "giấy phép ma" khiến chính quyền "cứng họng". Hơn thế nữa, với những mối quan hệ "loằng ngoằng" của các nhóm cát tặc đã và đang hé lộ những bất cập trong việc quản lý tài nguyên.

Bất chấp chính quyền và nhân dân, thuyền hút cát của công ty Giang Linh vẫn ngang nhiên hoạt động.

Lợi dụng "bình phong" để "giết sông"

Suốt trong năm 2014, người dân thôn Dền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh phải "chiến đấu" với các thế lực cát tặc tàn phá khúc sông. "Cuộc chiến" của người dân thôn Dền dai dẳng suốt từ tháng 8/2014 đến nay. Trong quá trình người dân "chiến đấu" với lực lượng cát tặc, vô tình đã lộ ra nhiều khe hở của cơ quan chức năng trong quá trình quản lý tài nguyên. Chúng tôi có mặt tại thôn Dền, nhiều bà con cho biết, họ đã "chiến đấu" với nhóm cát tặc từ tháng 8/2014 đến nay, "tổ công tác" của thôn có đủ các thành phần, gồm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Phó thôn cùng các ban, ngành và nhân dân thôn đã tiến hành đo, kiểm tra xác minh tại những vị trí mà các lực lượng cát tặc tiến hành hút cát tại địa phương này.

Kết quả đo đạc cho thấy, đoạn sông chảy qua địa phận xã Cảnh Hưng có độ sâu bình quân là 20m, như vậy, việc nạo vét tại khu vực này là không cần thiết. Nếu cố tình nạo vét, việc sạt lở tại khúc sông là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cát tặc vẫn thường xuyên hút cát tại đây. Cụ thể là công ty Giang Linh, trụ sở ở tỉnh Bắc Ninh. Được biết, công ty này đã từng bị Chủ tịch UBND huyện Tiên Du ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng về hành vi "tự ý thuê phương tiện bơm hút (khai thác) 2/3 tàu 25 tấn (tương đương khoảng 12m3) cát đen tại địa bàn xã Cảnh Hưng, thuộc khu vực thực hiện dự án nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm làm vật liệu xây dựng thông thường (không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cấp có thẩm quyền và tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản vi phạm".

Tuy nhiên, sau việc xử phạt, những tưởng công ty Giang Linh sẽ dừng việc hút cát trái phép, sau xử phạt, công ty này lại vẫn tiếp tục hút cát như chưa hề có chuyện gì xảy ra, bởi họ có thêm một tấm "bình phong" từ cục Đường thủy nội địa Việt Nam, khi cơ quan này cấp cho công ty Giang Linh quyết định số 506/QĐ-CĐTNĐ ngày 21/5/2014. Mục đích của quyết định này là dự án duy tu, nạo vét khơi thông luồng lạch tại sông Đuống đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Quyết định này cũng nêu rõ là chỉ khảo sát và thực hiện tại những nơi mà có độ sâu lòng sông từ 1,8 - 4m, đảm bảo cho tàu thuyền lưu thông bình thường. Tổng khối lượng cho phép công ty được khai thác, tận thu sản phẩm là khoảng 63.558,9m3 đất cát, phế phẩm. Và, từ khi cầm trong tay tấm "bình phong" này, công ty Giang Linh đã thấy rõ miếng mồi béo bở từ việc hút cát nên liên tục "lùa" các loại tàu cuốc, tàu hút xuống sông Đuống và vô tư "móc cát" lên để bán, bỏ mặc bờ sông, bờ kè cứ thế bị phá hoại.

Và để "chính ngôn hơn", ngày 19/11/2014, công ty Giang Linh mới có công văn số 290/CV-TMVT gửi các cơ quan chức năng thông báo việc thực hiện dự án theo quyết định 506. Cũng theo văn bản này, phía công ty Giang Linh mới chỉ đăng ký duy nhất một phương án tham gia nạo vét, tận thu sản phẩm đoạn Hạ Dền - Đình Tổ - Thượng Dền. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại trong nhiều ngày, hằng ngày vẫn có hàng chục xà lan máy cùng nhiều tàu thuyền công suất lớn nạo, hút cát tại đây. Theo tính toán, mỗi ngày có hàng nghìn khối cát đã được công ty này lấy khỏi lòng sông đem đi bán. Một thủ đoạn mới mà công ty tiến hành rút ruột khi dùng chiêu bán "cát non" cho cát tặc ở nơi khác đến bằng việc cho các tàu khác đến hút cát và trả tiền cho công ty với giá rẻ "bất ngờ".

Theo quan sát của PV, cứ khoảng 90 phút lại có một tàu "no" cát rồi lại chạy về nhiều hướng khác nhau. Cứ tàu này đi thì lại có tàu khác chạy tới, mỗi ngày, có hàng nghìn m3 cát bị "đánh cắp" khỏi lòng sông. Những thủ đoạn này vẫn diễn ra một cách công khai mà chính quyền và các cơ quan chức năng không biết chuyện gì đang xảy ra.

Và những tin nhắn đe dọa từ “kẻ lạ mặt”

Việc cấp phép cho các công ty khai thác cát là vô cùng khó hiểu, trước đó, người dân đã có ý kiến do cuộc sống của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Khi chúng tôi thực hiện loạt bài này, cũng là lúc mâu thuẫn của người dân thôn Năm Mẫu (xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) với cát tặc lên đến đỉnh điểm. Cuộc sống của họ không chỉ bị đe dọa bằng những tin nhắn của những kẻ "lạ mặt" mà trực tiếp ruộng vườn ngày ngày bị bức tử một cách không thương xót. Theo người dân khu vực này, sau ba tuần các loại tàu hút cát hoạt động, những thửa ruộng ven sông bắt đầu có dấu hiệu bị sạt lở.

Khi dân phản đối mạnh, hoạt động khai thác cát của công ty Phố Hiến đã dừng lại. Việc dừng lại chỉ ở mức di chuyển tàu cuốc khỏi địa bàn khai thác, những tàu khai thác cát còn lại vẫn hoạt động bình thường. Để phản đối việc khai thác cát, hàng trăm người dân thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân đã canh phòng 24/24h phản đối. Tình hình an ninh trật tự trở nên phức tạp khi xuất hiện một số tin nhắn có biểu hiện đe dọa cán bộ và người dân địa phương. Ông Ngô Văn Đám, Trưởng thôn Năm Mẫu bức xúc cho biết: "Nhân dân không đồng tình với việc khai thác cát. Nguyên nhân của sạt lở ở khu vực này là do khai thác cát trái phép dưới lòng sông diễn ra trong thời gian dài và do hoạt động khai thác cát bãi bồi của một tư nhân được xã tự ý ký hợp đồng".

Người dân thôn Năm Mẫu vẫn rớt nước mắt nhìn mảnh đất quê hương của mình ngày càng bị cát tặc “gặm nhấm”.

Theo tìm hiểu của PV, UBND tỉnh Hưng Yên đã có công văn giao sở Tài nguyên và Môi trường siết chặt công tác quản lý khoáng sản, đồng thời tiến hành khảo sát, thăm dò ký kết hợp đồng khai thác cát lòng sông với doanh nghiệp Phố Hiến nhằm tránh thất thoát nguồn tài nguyên. Đối với việc tự ý cho đấu thầu trái thẩm quyền tại khu cát bãi bồi thuộc thôn Năm Mẫu của UBND xã Tứ Dân, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Khoái Châu và UBND xã Tứ Dân yêu cầu hai đơn vị này chấm dứt ngay hợp đồng khai thác trước ngày 31/12/2013 báo cáo UBND tỉnh.

Chỉ đạo của UBND tỉnh là như vậy, tuy nhiên đã hơn một năm trôi qua kể từ khi văn bản được đưa ra, không hiểu vì lý do gì mà chính quyền xã Tứ Dân không giải quyết dứt điểm, để dây dưa kéo dài tình trạng khai thác cát bãi bồi trái phép cho đến nay. Việc khai thác cát kéo dài là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng khu vực bãi bồi tại đây.

Không dừng lại ở văn bản chỉ đạo trên, UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục có văn bản số 283/TB-UBND ngày 25/12/2014 và mới đây nhất là văn bản số 03/TB-UBND ngày 13/1/2015 ghi rõ: "UBND huyện Khoái Châu chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh kiên quyết chỉ đạo UBND xã Tứ Dân thanh lý hợp đồng khai thác cát trái pháp luật ở khu vực bãi bồi thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân; trường hợp xã không thực hiện thì có biện pháp chấm dứt hiệu lực hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và có biện pháp xử lý đối với lãnh đạo UBND xã".

Tuy nhiên, tất cả những văn bản trên, hiện tại, hầu như không có hiệu lực, cát thì vẫn bị hút để tiền chảy vào túi tham, còn dân thì cứ kêu, tỉnh vẫn ra văn bản và cuối cùng vòng luẩn quẩn này chưa biết khi nào mới chấm dứt. Tài nguyên không những bị vơ vét vào túi tham của những kẻ hám lợi mà cát tặc còn bất chấp cuộc sống của người dân.

Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết quyết liệt nạn cát tặc

Việc khai thác cát trái phép gây sạt lở ở Tứ Dân, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên kiểm tra và có biện pháp giải quyết triệt để, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 10/2/2015.

Tin nổi bật