Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kinh tế Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề giữa khủng hoảng với Nga

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tình hình căng thẳng tại biên giới Nga - Ukraine không chỉ đe dọa đến an ninh mà còn đẩy nền kinh tế của Kiev.

Ukraine vốn được ví như “vựa lúa” của châu Âu nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, cũng như là đầu mối khai thác khí đốt tự nhiên vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, hiện tại, Ukraine vẫn là một quốc gia có thu nhập trung bình và nền kinh tế bị cho là vô cùng đình trệ. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), quốc gia này hiện nghèo hơn khoảng 20% so với năm 1990.

Nền kinh tế Ukraine đang đối mặt với một khủng hoảng nguy hiểm Ảnh: RIA Novosti

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng nền kinh tế của đất nước đã bị ảnh hưởng bởi sự hoảng loạn ở cấp quốc tế do căng thẳng biên giới với Nga.

Xung đột với Nga đã khiến Ukraine thiệt hại 280 tỷ USD GDP, kể từ năm 2014 đến năm 2020, theo kết quả nghiên cứu mới do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (Cebr) thực hiện.

Cuộc xung đột bắt đầu từ năm 2013 với áp lực chính trị và kinh tế nghiêm trọng đối với Ukraine xung quanh Thỏa thuận với EU, đã khiến Ukraine thiệt hại hàng năm 19,9% GDP kể từ năm 2014, với tác động lớn nhất ở Donbas, nơi có xung đột đang diễn ra, lên tới 14,6 tỷ USD/năm. Chỉ riêng việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 đã khiến Ukraine mất tới 8,3 tỷ USD mỗi năm.

Atlantic Council (một tổ chức phi đảng phái khuyến khích sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và sự tham gia của Mỹ trong quan hệ đối tác với các đồng minh và đối tác) chỉ ra rằng vào giữa tháng 1, lợi suất hằng năm trên trái phiếu châu Âu (Eurobonds - trái phiếu do các chính phủ, tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp phát hành bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành) tại Ukraine đã tăng lên trên 10% và không có dấu hiệu giảm xuống.

Điều này làm Ukraine mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách hiệu quả. Chính phủ Ukraine và các công ty lớn của nước này đều không thể phát hành trái phiếu quốc tế nữa.

Các nhà đầu tư quốc tế hiện coi Ukraine là một rủi ro quá mức và không sẵn sàng cho chính phủ Ukraine hoặc các công ty Ukraine vay tiền. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngày càng miễn cưỡng đưa ra các cam kết tài chính và một số công ty đa quốc gia đã buộc nhân viên quốc tế phải rời khỏi Ukraine.

Tháng 12/2021, cựu Thủ tướng và nghị sĩ đối lập của Ukraine, bà Yulia Timoshenko cáo buộc Chính phủ Kiev phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát hiện nay. Bà đồng thời tuyên bố rằng Kiev có nền kinh tế yếu nhất ở châu Âu.

“Tình trạng nghèo đói mà chính phủ đề xuất chấm dứt không những vẫn tồn tại, mà lần đầu tiên trong lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập bị xếp hạng cuối cùng trên lục địa châu Âu về GDP. Và chính phủ phải báo cáo với người dân về điều này”, bà Yulia Timoshenko nói.

Ngày 14/2, Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ đang đề xuất một khoản vay bảo lãnh lên tới 1 tỷ USD cho Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh căng thẳng với Nga, theo hãng tin Reuters. Canada cũng đề nghị hỗ trợ một khoản vay gần 400 triệu USD cho Ukraine.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu có thể cung cấp cho Ukraine khoảng 1 tỷ USD trong năm nay. Tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương dự đoán tổng hỗ trợ tài chính của Ukraine vào năm 2022 sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.

Mộc Miên (Theo cebr.com)

Tin nổi bật