Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kinh hãi thực phẩm bẩn, nông dân "tẩy độc" cho cá, gà

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mua gà về thả vườn, bồi bổ bằng thóc, cám, gạo, rửa cá hay chăn nuôi lợn thịt sạch đang là mốt trong thời thực phẩm nhiễm bẩn.

(ĐSPL) - Mua gà về thả vườn, bồi bổ bằng thóc, cám, gạo, rửa cá hay chăn nuôi lợn thịt sạch đang là mốt trong thời thực phẩm nhiễm bẩn.

Theo tin tức trên Vietnamnet, chiêu rửa độc cá, gà trước khi ra chợ đang đang là mô hình mốt trong thời thực phẩm nhiễm bẩn. Tuy nhiên, mô hình này còn quá ít so với nhu cầu sử dụng.

"Rửa gà" kiếm tiền triệu

Anh Trương Quang Định (Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng) có sở thích nuôi gà, anh nhận chuyển nhượng một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp và nuôi hơn 200 con gà với giá 65.000 đồng/kg tại thời điểm trước tết 1,5 tháng. Các con gà này được anh định nuôi theo kiểu "rửa độc" bằng cách chỉ cho ăn rau cỏ, thóc và cám chứ không dùng thuốc tăng trọng.

Những con gà được tẩy độc được người tiêu dùng ưa chuộng. (Ảnh Vietnamnet)

Biết anh nuôi bằng rau cỏ, thóc và cám, không dùng các loại thuốc tăng trọng nên người dân quanh khu vực Sở Dầu đặt hàng mua nhiều. Đến 27 tết Ất Mùi, hơn 200 con gà anh nuôi đều có người đặt hết, ngay chính gia đình anh cũng chỉ còn 2 con gà để ăn.

Theo anh Định chia sẻ: Lúc đầu định nuôi cho vui, nhưng đến Tết, mình thử gà thấy chắc thịt, lại yên tâm không thuốc tăng trọng, không bệnh dịch nên thấy rất thoải mái, không như đi mua ngoài chợ. Sau nhiều người biết mình “rửa gà”, cứ đến đặt 2-3 con. Có người mua 10 con ăn Tết. Từ khi mình mua gà tới lúc bán hầu như chúng không tăng cân, chỉ chắc con hơn. Gà trống, gà mái, trung bình 150.000 đồng/kg. Ngoài ăn chênh lệch giá, trừ tiền cám gạo mình cũng có tiền triệu ăn Tết.

“Rửa cá”

Anh Lã Trọng Tuấn (Gia Lộc, Hải Dương), một người đã làm nghề “rửa cá” 3 năm nay, ho biết: Cá nuôi công nghiệp nhanh lớn, mỡ nhiều nhưng thịt mềm, tanh và trong thịt cá tất nhiên vẫn lưu các chất kích thích tăng trọng. “Tôi ở vùng chuyên cung cấp cá cho cả Hải Dương và thị trường Hà Nội, Thái Bình nên tôi biết”.

Để rửa cá, người nuôi phải có ao, đầm rộng. Có thể tận dụng nuôi nhiều loại cá để tận dụng các tầng nước khác nhau. Quan trọng là ao hồ phải có hệ thống thoát nước tốt. Chọn thời điểm cá trước khi bán ra ít nhất phải một tháng.

Trước khi đưa chế biến phải chuyển cá sang ao khác và nuôi bằng thức ăn sạch trước khoảng 1 tháng. (Ảnh Vietnamnet)

Tuy nhiên, anh Tuấn cũng chia sẻ thêm: “trong mô hình nuôi này chỉ lấy công làm lãi bằng hình thức bắt ốc bươu vàng cho cá ăn, cắt cỏ và bèo tấm. Cách làm này vừa giảm chi phí thức ăn vừa làm giảm dịch hại trên ruộng lúa. Nhờ đó mỗi mùng lưới có thể giảm được khoảng 2,5-3 triệu đồng tiền thức ăn.

Không chỉ gà, cá, hiện nay, nhiều gia súc, gia cầm như vịt, lợn cũng đang được nhiều người nuôi sạch trước khi đưa ra thị trường.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch

Theo tin tức trên cổng thông tin điện tử Huyện Phúc Thọ, Hà Nội, để tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường, thời gian qua, huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch bằng thức ăn sinh học, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.

Chăn nuôi thịt lợn bằng men ủ vi sinh đáp ứng nhu cầu dùng thực phẩm sạch cho người dân.

Điểm khác biệt ở mô hình này là nuôi lợn bằng thức ăn sinh học, bằng cám tinh; chất lượng thịt thơm, ngon, không tồn dư kháng sinh, hormone, thuốc kích thích sinh trưởng; chuồng trại không có mùi hôi từ chất thải… Lợn nuôi đúng quy trình có thể được các công ty thu mua giá cao hơn giá thị trường từ 3.000 - 4.000 đồng/kg.

Sau 3 tháng triển khai mô hình trên địa bàn, theo đánh giá của Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo về vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.

Tin nổi bật