Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kinh doanh lao đao, thêm gần 2.000 nhân viên Vinasun thôi việc

(DS&PL) -

Tình hình kinh doanh của Vinasu không mấy sáng sủa khi kết quả kinh doanh tăng trưởng âm hai chữ số và gần 2.000 nhân viên thôi việc trong quý III.

Tình hình kinh doanh của Vinasu không mấy sáng sủa khi kết quả kinh doanh tăng trưởng âm hai chữ số và gần 2.000 nhân viên thôi việc trong quý III.

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, mã CK: VNS) cho biết, số lượng nhân viên tính đến cuối quý III của doanh nghiệp này là 7.292 người, giảm gần 2.000 người so với số liệu ghi nhận trong báo cáo tài chính bán niên.

Trước đó, tại báo cáo tài chính hợp nhất được Vinasun công bố hồi tháng 7 cho thấy, doanh thu thuần quý II năm 2017 đạt 810 tỷ đồng và ghi nhận mức thấp nhất từ năm 2014 đến nay. Lợi nhuận sau thuế quý II cũng giảm gần phân nửa so với năm ngoái, chỉ đạt 46 tỷ đồng và tổng số nhân viên của Vinasun tính đến cuối kỳ báo cáo giảm gần 8.000 người so với thời điểm đầu năm, chỉ còn 9.179 người.

Gần 2.000 nhan viên Vinasun thôi việc. Ảnh: VnExpress

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, tổng số nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển sang hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại (không được xem là người lao động trực tiếp của Vinasun) xấp xỉ 10.000 người. Trong công văn kiến nghị gửi Thủ tướng hồi giữa tháng 5, công ty cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là do chịu ảnh hưởng cạnh tranh của Uber và Grab.

Hầu hết chỉ tiêu kinh doanh của Vinasun trong quý III đều tăng trưởng âm hai chữ số so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ xấp xỉ 547 tỷ đồng, phá đáy kể từ cuối 2011 đến nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt trên 2.450 tỷ đồng, mới hoàn thành khoảng 58% kế hoạch và nếu không xuất hiện nguồn thu đột biến trong ba tháng cuối năm thì chắc chắn Vinasun không thể cán mốc 4.256 tỷ đồng doanh thu đề ra hồi đầu năm.

Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi vẫn là mảng kinh doanh đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu, nhưng có dấu hiệu “lao dốc không phanh” khi giảm xấp xỉ 1.500 tỷ đồng về giá trị và 21% về tỷ trọng. Nhằm bù đắp tổn thất của nguồn thu chủ lực, công ty đang tích cực đẩy mạnh dịch vụ vận tải theo hợp đồng và nhượng quyền thương mại nên ghi nhận doanh thu từ đây tăng gấp 8 lần cùng kỳ, lên trên 550 tỷ đồng.

Trong khi hầu hết chỉ tiêu kinh doanh đều giảm mạnh thì tỷ suất lợi nhuận gộp lại được cải thiện đáng kể, từ mức xấp xỉ 15% lên hơn 21%. Lợi nhuận sau thuế quý III giảm gần phân nửa so với năm ngoái, chỉ đạt 47 tỷ và nâng luỹ kế lên mức 148 tỷ đồng.

Tổng giá trị vay ngân hàng và nợ thuê tài chính cuối kỳ báo cáo là 861 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong quý cuối năm, công ty phải thanh toán khoản vay dài hạn 106 tỷ đồng.

Năm nay, Vinasun đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt đạt 4.256 tỷ đồng và 205 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 10,6% và 34% so với thực hiện năm trước. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở giá cước bình quân mỗi km vào khoảng 15.887 đồng.

 Nhân Văn (T/h)

Tin nổi bật