Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiếp giang hồ sướng hay khổ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Người anh "dân sự" hỏi tôi câu đó rất nhiều lần. Tôi biết được bao nhiêu về đời sống thực và những hoạt động ngầm của họ để trả lời là sướng hay khổ?

(ĐSPL) - Người anh "dân sự" hỏi tôi câu đó rất nhiều lần. Tôi biết được bao nhiêu về đời sống thực và những hoạt động ngầm của họ để trả lời là sướng hay khổ?
Tôi chỉ biết, ở trong hoàn cảnh cụ thể, họ sướng thật đấy, vì muốn gì cũng được, kẻ hầu người hạ, kể cả đang là tội phạm thành người quen của VIP. Tôi cũng biết, họ khổ nhất khi "lệch sóng" với VIP để rồi "trăm dâu đổ đầu tằm", có khi là tứ tán hết đời lẫn tài sản mà cả đời giang hồ "dọc ngang" mới có được. Vậy kết luận lại đời giang hồ như vậy sao gọi là sướng được, chưa kể họ luôn luôn phải đối diện với pháp luật.
Những trò ăn chơi dị hợm quái chiêu của dân giang hồ (ảnh minh họa)
Sinh ra để làm kiếp giang hồ!?
Tôi không "tín" chuyện tướng số nhưng lại tin vào lời nhà Phật là có "căn số", "căn - quả". Hai cái này khác nhau như thế nào, tôi không hiểu cặn kẽ được. Người anh "dân sự" thì đồng ý với tôi là tin vào "căn số". Và, người anh này dẫn chứng ra khoảng vài trường hợp giang hồ có danh, có "căn" giang hồ đến lạ lùng. Vì thế, nói rằng, sướng hay khổ khi đã ở vào cái gọi là kiếp giang hồ, dù so đo, tính toán đến đâu cũng không thể rạch ròi.
Đức "đá" kể lại chuyện về đại ca của mình là X. "đàn ông" phải sống và đau, có sướng lẫn khổ vì "dấn thân" vào kiếp giang hồ kiểu nửa hư, nửa thực. Đó là sinh ra, từ nhỏ đến khi lớn, X. "đàn ông" dù là phụ nữ nhưng thích chơi dao, kiếm, súng. Lúc nào cũng chơi cùng một đám trẻ em trai nhưng đều đứng ra chỉ đạo bạn A. ở vị trí này, bạn B ở vị trí kia. Bạn nào không nghe lời, lần sau không cho chơi cùng với nhóm nữa. Lớn lên, ngay cả "hoài bão" về cuộc sống của X. "đàn ông" cũng muốn sẽ là "thủ lĩnh" chứ không thể là quân, không thể chịu sự sai khiến của bất cứ ai.
Khác với X. "đàn ông", Dương Minh Nhất là cái tên đầy khó chịu trong giang hồ đất Cảng. Tên này không những nghiện lại còn buôn súng, "chế tạo" súng. Cuộc đời của Nhất phần lớn là ở tù, trại cai nghiện thế nhưng, theo Đức "đá" ở nhiều thời điểm, Nhất "hét ra lửa", muốn gì được đấy. Hết tiền để chơi, hết ma tuý để dùng... có đàn em đem đến cung phụng. Thậm chí, có thời điểm, biết Nhất nghiện và rất cục cằn nhưng "gái" vẫn theo. Tất nhiên, đó là sự đổi trác theo kiểu "tôi mất của kia, anh chìa của này". Có những thời điểm, được tạo điều kiện, được giáo dục, người thân của Nhất tưởng rằng, y đã hết "căn" giang hồ. Thế nhưng, nước mắt người mẹ đã thực sự cạn và tình thương đã chai sạn khi biết rằng, "căn" giang hồ của Nhất là cả đời. Thấy bảo, Nhất cũng đã đi xem "thầy" và được phán như thế nên không có ý định quay lại.
Vợ chồng Dương Minh Nhất tại cơ quan điều tra
Nói về chuyện "xem" trước khi hành động thì phải hỏi Hách "chó", Hưng "con", Mạnh "gà"... những tên này "tín" tới mức, nhận hợp đồng xong, trước khi "ra quân", chúng đều lễ để xin được "hanh thông trong công việc". Cái kiểu lễ rất úp mở như thể là lừa Phật ấy, làm gì chẳng "gặp ma". Đức "đá" thừa nhận, trong các cuộc chơi của giang hồ đàn anh, người ta giải thích cái sự "tự nhiên lập nghiệp" ở kiếp giang hồ đơn giản lắm nhưng cũng nhuốm tý màu truyền thuyết. Đó là sinh ra để làm giang hồ, có căn quả ở kiếp giang hồ; làm nhiều nghề khác đều bị kiếp giang hồ ám ảnh nên phải trở về đúng kiếp của mình... Bọn đệ tử mới "nhập môn", nghe những chuyện như thế thì đắc chí lắm, cứ há hốc miệng.
Người anh "dân sự" thừa nhận với tôi rằng, giang hồ cũng là người. Những đối tượng "tín" và duy tâm, chúng sắm lễ đi lễ đền, chùa, phủ lớn và hoành tráng lắm, sánh ngang với nhà giàu và quan chức. Tại những đền, phủ, chùa quan trọng, nhiều VIP đến thăm, lễ, chúng thường tổ chức đi lễ riêng, vào những ngày bình thường. Còn những đền, phủ, chùa, đình mà chúng cho là hợp với kiếp "làm ăn" của mình thì thích lúc nào, đến lễ lúc đó. Lễ không những hoành tráng và chúng còn "tiền hô, hậu ủng" một đoàn đi trước, đoàn đi sau để "làm công tác an ninh" như thể là VIP ấy.
Sướng là bề ngoài, khổ là cả đời
Vị tướng đầu bạc, chuyên "săn đầu" tội phạm đã nghỉ hưu cười và nói rằng: Phải nhìn cuộc sống, kiếp người theo sự vận động biện chứng cả duy tâm và duy vật. Căn số là có nhưng câu nói của các cụ xưa, rất đáng trọng, đó là "đức năng thắng số". Nhiều người ỷ vào chuyện có căn tù tội, có căn cái này, cái kia để giải thích cho cái hành động và suy nghĩ không tốt của mình. Cả đời va với trùm giang hồ, tôi thấy họ không sướng đâu, họ khổ cả đời đấy, thậm chí còn khổ đến cả đời con, đời cháu ấy.
Một nhóm giang hồ đất Cảng bị công an triệt phá
Theo vị tướng đầu bạc này, sướng chỉ là bề ngoài. Ai cũng nghĩ, họ "làm gì, được nấy" là sướng, thích thì chơi, không thích thì "gác kiếm, rửa tay", sống bằng danh tiếng quá khứ cũng tốt. Cái thế giới giang hồ đâu đơn giản là vậy, đâu cứ bảo rằng thích là được, muốn là xong. Thử hỏi, trong những giang hồ cộm cán như Cu Nên, Lâm “già”, Dung "Hà", Năm Cam, Khánh "trắng"... sướng được bao nhiêu hay khổ nhiều hơn. Nhìn bề ngoài thì thấy sướng, vì lúc nào cũng có một đám đệ tử theo hầu, nhà đầy ắp tiện nghi sang trọng... thế nhưng ai biết được rằng, trong đầu họ luôn phải "ủ mưu", làm thế nào để không bị cơ quan chức năng "sờ gáy", nắm được "đuôi cáo"; làm thế nào để tự bảo vệ mình, gia đình mình trước những đối thủ khác; ngày mai biếu ông A, bà B cái gì để họ vừa lòng, họ làm thinh cho mình đi tiếp kiếp giang hồ.
Vị tướng đầu bạc bảo rằng, "căn" giang hồ là "căn" tù tội. Cứ điểm lại thì thấy, tất thảy những thằng giang hồ, chẳng thằng nào có 1 tiền án, tiền sự cả. Chúng đều "sở hữu" cả đống tiền án, tiền sự. Dù rằng, vào tù, chúng vẫn được đệ tử cung phụng và nhìn bề nổi vẫn sướng "như vua" nhưng thực tế, "vua" bị tù thì sướng sao được. Con chim còn muốn được sổ lồng, bay nhảy tự do nữa là con người có ý thức.
Tôi hỏi Đức "đá", được biết rằng, trùm giang hồ có thể "sở hữu" 2 tiền án nhưng đệ tử thì không. Có đệ "sở hữu" đến 1 tiền án, 2 tiền sự trong một năm. Điều này cũng dễ lý giải, vì theo sự phân công của đại ca, đệ A đang có tiền án thì đệ B phải gánh giúp vì mới có tiền sự... Đức "đá" bật mí về tình hình giang hồ có danh rằng, Dương Minh Nhất từng "vỗ ngực", sướng nhất là sống trong kiếp giang hồ, muốn gì được nấy, biết "chế tạo" cả súng để "bòm" nhau khi không ưa, bây giờ nhục hơn cún con. Nhất cứ "nổ" thế cho sướng miệng, tự lấn át cái khổ của mình chứ, đời giang hồ dọc ngang bao năm, đến lúc bị trả về chữa bệnh, chờ chết, không có đệ tử, không có người giúp, lại phải phạm tội để sống... thì sướng cái nỗi gì. Như thế, không những khổ mà trong giang hồ còn nói là nhục danh giang hồ. Cuối đời, không người thân, không đệ giúp đỡ, người đàn ông giang hồ này vẫn tay trắng, phải thực hiện hành vi phạm pháp để lấy tiền sống qua ngày và gá nghĩa với một người phụ nữ cũng khổ đầy người, hơn 4 tuổi. Vậy, giang hồ này sướng ở đâu?
Đức bảo rằng, kể ra thì cũng có nhiều giang hồ có danh ở cái thế cuối đời khổ, nhục lắm. Họ sướng trước rồi nên khổ sau cũng phải thôi. Họ không để lại gì cho vợ, con ngoài tiếng xấu thì làm sao muốn "sướng là được" như khi đang ở giang hồ.   
Một trăm lý do để khổ
Thực ra, khi sâu chuỗi lại nhiều "sự kiện và con người" ở giới giang hồ, tôi phát hiện ra hàng trăm lý do giang hồ khổ với kiếp nạn của mình. Kẻ thì chết trẻ, khi tuổi đang sung sức làm việc, kiếm tiền báo hiếu cha mẹ như Dung "Hà". Kẻ thì chưa được sướng (nhưng cũng được oai rồi - PV) đã phải vào tù và thi hành án tử hình là Cu Nên. Kẻ rất nhiều tiền và quyền lực ngầm đang đầu tư làm ông cử như Khánh "trắng" thì bị bắt. Lâm “già” có lẽ khổ ít hơn các giang hồ "thế hệ vàng" là "dọc ngang" ngoài đời, ở tù nhiều năm nhưng cuối đời được ở cùng vợ con.
Lý do khác, kiếp giang hồ khổ là họ lập gia đình, gia đình của  họ đều không có cuộc sống bình dị, êm ấm như bình thường. Họ có con, con họ phần lớn phát triển không bình thường, nhất là con trai, thường có "căn" giang hồ như cha, mẹ. Con gái, câu của người xưa "đức năng thắng số" hiệu nghiệm hơn. Thế mới biết, kiếp giang hồ chỉ sướng bề nổi cho bản thân nhưng khổ cả đời cho gia đình.
Phóng viên

Tin nổi bật