Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiến ghị hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi taxi điện tại Hà Nội

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Chiều 21/3 Hiệp hội taxi Hà Nội đã tổ chức họp với trên 50 doanh nghiệp thành viên. Tại đây, các doanh nghiệp taxi tại Hà Nội thống nhất, đề xuất thành phố Hà Nội, Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách cho hoạt động và mua, nhập khẩu ô tô điện dưới 9 chỗ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, với xu thế phát triển của toàn cầu là ưu tiên sử dụng phương tiện sạch nhiên liệu sạch để giảm ô nhiễm môi trường, do vậy cùng với bàn thảo một số vấn đề liên quan đến hoạt động của taxi trên địa bàn thành phố, cuộc họp chiều 21/3 cũng thảo luận về vấn đề áp dụng và thử nghiệm xe điện để hướng đến chuyển đổi xe chạy dầu sang chạy động cơ điện trên lĩnh vực taxi.

Bên cạnh đó, thách thức của việc giá xăng dầu đang có dấu hiệu tăng nhanh, giảm nhẹ và phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, nguồn cung thế giới... Trong khi giá điện lại tương đối ổn định. Nếu so sánh việc sử dụng xe ô tô điện, người dùng và các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí khi vận hành, không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp mà cả khách hàng.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Ông Hùng cũng cho biết, trước khi cuộc họp này diễn ra, trong các thành viên của hiệp hội đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp chủ động liên hệ, tìm kiếm đối tác, công nghệ để triển khai loại hình xe taxi điện ở nước ta.

Đưa ra ví dụ cụ thể, ông Hùng cho biết tại hãng taxi Mai Linh, đã có một doanh nghiệp chuyên cung cấp, sản xuất, lắp ráp ô tô đang làm việc, đàm phán để chuyển giao hàng nghìn ô tô điện để hoạt động trên lĩnh vực taxi. Đây là điều kiện rất tốt để không chỉ Mai Linh mà cả các doanh nghiệp taxi khác nghiên cứu, áp dụng và thực hiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đề xuất về chính sách, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng kiến nghị TP.Hà Nội cần tạo điều kiện tối thiểu cho taxi có điểm đỗ, điểm dừng ở các nhà ga, trung tâm thương mại... giúp loại hình taxi phát triển hơn nữa trong chuỗi cung ứng vận tải, tạo nguồn lực cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi loại hình phương tiện từ “taxi xăng” sang “taxi điện”.

Cũng tại hội nghị, ông Phạm Chí Trung - Ủy viên Ủy Ban Khoa học công nghệ của Quốc hội cho rằng, việc các doanh nghiệp taxi Hà Nội đồng tình chuyển đổi sang xe taxi điện trong thời gian tới là hướng đi rất mới trong hoạt động vận tải và phát triển đô thị, phù hợp xu thế, đúng chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị TP.Hà Nội cần tạo điều kiện tối thiểu cho taxi có điểm đỗ, điểm dừng ở các nhà ga, trung tâm thương mại...

Về việc tạo thuận lợi cho lĩnh vực vận tải taxi, các ý kiến của đại biểu tại hội nghị cho rằng, nhiều năm qua, vận tải taxi được coi là vận tải hành khách công cộng. Điều này khiến taxi nằm trong các chế tài nhất định. Tuy nhiên, một nghịch lý lại đang tồn tại đó là, dù coi là phương tiện công cộng nhưng tại nhiều tuyến phố, taxi lại bị cấm theo giờ. Điều này đã tác động không nhỏ tới vai trò của vận tải taxi công cộng tại Hà Nội, đặc biệt là khiến khách hàng khó khăn khi sử dụng dịch vụ taxi.

Theo ông Hùng, việc cấm taxi theo giờ tại một số tuyến đường của Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch nói riêng, vận tải công cộng nói chung. Ví dụ như trên trục đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương và một số tuyến đường khác có nhiều khách sạn lớn.

Tuy nhiên, đây lại là các tuyến cấm taxi theo giờ gây khó khăn cho du khách tiếp cận các khách sạn bằng taxi. Nếu bỏ biển cấm, để taxi hoạt động tại các tuyến phố này sẽ giảm thiểu ách tắc giao thông do hạn chế được phương tiện cá nhân.

Trên cơ sở các quan điểm đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội đề xuất TP.Hà Nội có các khảo sát, đánh giá và dỡ bỏ biển cấm taxi tại một số tuyến phố để kết nối hệ thống giao thông công cộng và bảo đảm quyền lợi của khách hàng.

Nguyễn Lâm

Tin nổi bật