Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kích cỡ khối u tăng "thần tốc", bác sĩ kịp thời phẫu thuật cứu cháu bé

(DS&PL) -

Kích thước bướu dần tăng lên 15x25x10 cm. Kết quả siêu âm và chụp CT cho thấy đây là bướu hỗn hợp giữa bướu bạch huyết và dị dạng tĩnh mạch, ngày càng phát triển.

Bé gái T V sinh ra tại vùng quê tỉnh Tiền Giang được chuyển đến từ Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM với một khối bướu 10x10x5 cm.

Do bé còn quá nhỏ, các bác sĩ đã quyết định theo dõi thêm một thời gian trước khi can thiệp phẫu thuật vì cơ thể bé mới sinh không thể chịu nổi ca đại phẫu. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, kích thước bướu dần tăng lên 15x25x10 cm. Kết quả siêu âm và chụp CT cho thấy đây là bướu hỗn hợp giữa bướu bạch huyết và dị dạng tĩnh mạch, ngày càng phát triển.

Sau một thời gian theo dõi, việc phẫu thuật cho em bé lúc nào thực sự là quá trình "cân não" của các ê kíp bác sĩ. Theo Ths.Bs Đào Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện, nếu mổ quá sớm, bé sẽ không đủ da để ghép và tình trạng chảy máu nếu xảy ra khi bé còn quá nhỏ thì nguy cơ ngưng tim cao hơn người lớn rất nhiều, thậm chí có tử vong ngay trên bàn mổ. Điều lo lắng nữa là bướu lan đến vùng nách, nơi có nhiều mạch máu lớn và hệ thống đám rối thần kinh cực kỳ phức tạp. Nếu không kiểm soát tốt, có thể dẫn đến liệt cả cánh tay.

Em bé sau phẫu thuật thành công.

Theo các kết quả thăm khám, tình trạng bướu ngày một xấu đi, nhiễm trùng lan rộng với các mô hoại tử, đe dọa tính mạng bé vì có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Do đó, các bác sĩ đã quyết định mổ sớm vì đây có thể là cơ hội duy nhất của bé. Ca mổ đầy cam go đã kéo dài 7,5 giờ, và điều tốt đẹp đã đến khi các bác sĩ đã bóc tách thành công được khối u trên cơ thể bệnh nhi, giữ được chức năng nguyên vẹn cho cánh tay trái. Cũng theo BS Hiếu, bướu của bệnh nhi là dạng bướu "khủng" và hiếm gặp khi mọc ở thành ngực và lan ra vùng nách. Trên thế giới từng ghi nhận 6 ca tương tự.

Nam Anh

Tin nổi bật