Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khủng hoảng Vùng Vịnh: "Ân oán" tích tụ từ lâu, sóng gió khó thể lặng ngay

(DS&PL) -

Hàng loạt các quốc gia Vùng Vịnh như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Saudi, Bahrain, Ai Cập v.v... bất ngờ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Ngày 5/6, hàng loạt các quốc gia Vùng Vịnh như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Saudi, Bahrain, Ai Cập v.v... bất ngờ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Ảnh: Trí Thức Trẻ.

Theo Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) thì họ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là do Doha "gây bất ổn trong khu vực", Ả rập Saudi tuyên bố chấm dứt quan hệ với Qatar "trước mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan".

Trong khi đó, Bahrain tuyên bố việc nước này cắt đứt quan hệ Qatar do Doha thường có hành động kích động qua truyền thông và ủng hộ các hoạt động khủng bố, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức có liên hệ với Iran.

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhận định, động thái trên đã khiến một Trung Đông vốn phức tạp lại xuất hiện thêm biến số khó lường.

Tờ này dẫn lời ông Ân Canh - chuyên gia Phòng nghiên cứu khu vực Tây Á - châu Phi thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân thực sự khiến các quốc gia này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar chính là để đối phó Iran.

Đây là nguy cơ ngoại giao nhỏ mở đầu cho một cuộc quyết chiến giữa thế giới Ả rập ở của cộng đồng người Hồi giáo Sunni và Shiite, Ân Canh nhấn mạnh.

"Ân oán" tích tụ đã lâu

Qatar là một bán đảo, bao quanh lãnh thổ nước này là Vịnh Ba Tư, chỉ có biên giới phía Nam tiếp giáp Ả rập Saudi. Tuy nhiên, nước này có nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú với GDP bình quân hơn 70.000 USD/người.

Qatar đã bị một số nước như UAE, Ai Cập... chấm dứt quan hệ ngoại giao với cáo buộc "ủng hộ chủ nghĩa khủng bố". Ảnh: AP

Theo ông Vương Kinh Liệt - Giáo sư Phòng nghiên cứu khu vực Tây Á - châu Phi thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nguyên nhân trên khiến Qatar "không chấp nhận vị thế của nước nhỏ, thường tích cực đóng vai trò hòa giải trong một số vấn đề khu vực nhằm phát huy vai trò lớn hơn".

Một trong những hoạt động nhằm mở rộng sức ảnh hưởng của Qatar chính là thiết lập kênh truyền hình Al-Jazeera, ông Vương nói.

Al Jazeera là kênh truyền hình duy nhất trên thế giới có thể đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan với một phần lãnh thổ do Taliban kiểm soát, trong khi Taliban thường cấm truyền hình, hay cấm sự hiện diện của phóng viên nước ngoài.

Trên thực tế, từ ngày 24/5, một số nước như Các Tiểu vương quốc Ả rập, Ả rập Saudi đã bắt đầu chỉ trích kênh truyền thông của Qatar.

Sự kiện bắt nguồn từ việc truyền thông Qatar dẫn lời phát biểu được cho là của Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani tại một buổi lễ của quân đội về việc ủng hộ Iran và gọi những nước "thù địch với Iran là thiếu khôn ngoan".

Truyền thông Ả rập Saudi khi đó đã chỉ trích Qatar đứng về phía "kẻ địch" nhưng văn phòng truyền thông chính phủ Qatar đã phủ nhận cáo buộc và cho biết, trang tin của Qatar bị hacker xâm nhập, giả mạo phát ngôn của Quốc vương.

Chuyên gia Ân Canh cho rằng, ngoài nhân tố truyền thông thì thực tế "ân oán" giữa Ả rập Saudi và Qatar được tích tụ từ lâu bởi hai bên bị chia rẽ vì nhiều vấn đề.

Theo đó, trong cuộc nội chiến Yemen, Qatar bên ngoài tỏ ra trung lập nhưng thực tế lại có sự hợp tác nhất định với Iran, trong khi Iran và Ả rập Saudi luôn có những động thái đối đầu trong cuộc chiến tại Yemen.

Bên cạnh đó, trong Mùa xuân Ả rập, kênh truyền thông Al Jazeera lại mạnh mẽ kêu gọi ủng hộ cuộc cách mạng trong thế giới Ả rập khiến các quốc gia Ả rập khác phản đối dữ dội.

Khi nào mới "sóng yên bể lặng"?

Đối với lý do cắt đứt quan hệ ngoại giao vì "Qatar ủng hộ chủ nghĩa khủng bố", ông Vương Kinh Liệt cho rằng, hiển nhiên chưa có đầy đủ bằng chứng về vấn đề này, bởi các nước hiện nay vẫn còn có quan điểm khác nhau trong việc định nghĩa Hamas và tổ chức anh em Hồi giáo là "tổ chức khủng bố".

Cho nên, mục tiêu quan trọng trong lần cắt đứt quan hệ ngoại giao lần này chính là để nhằm vào Iran, Giáo sư Trung Quốc bình luận.

"Tình hình hiện nay chính là Ả rập Saudi, Ai cập và một số quốc gia Ả rập theo dòng Sunni muốn 'vạch mặt' Qatar - nước có cộng đồng Hồi giáo Shiite tương đối mạnh", chuyên gia Ân Canh nhấn mạnh thêm.

Theo Ân Canh, sự đối lập giữa các quốc gia Ả rập theo dòng Sunni và Iran theo dòng Shiite là một trạng thái rất bình thường tại khu vực Trung Đông nhưng sự đối lập này chưa thể hiện rõ ràng bởi vẫn có một số quốc gia dao động.

Trước câu hỏi, "sóng gió" này khi nào mới lắng lại, Ân Canh cho rằng, trước đây, Iran từng can thiệp vào nội chiến Yemen vì ủng hộ lực lượng vũ trang Houthis - tổ chức đối đầu với chính phủ Yemen - tạo nên thế đối đầu với 10 quốc gia chống lại phiến quân Houthis do Ả rập Saudi dẫn đầu.

"Cho nên, trận chiến lần này sẽ phải khủng hoảng lớn mới có thể yên ổn, các quốc gia Ả rập phải chiếm ưu thế, 'xả bõ cơn tức' mới thôi", Ân Canh nói.

Trong khi Vương Kinh Liệt cho rằng, sự kiện cắt đứt quan hệ ngoại giao này nhất định sẽ khiến cuộc khủng hoảng Trung Đông trở nên trầm trọng.

Tin nổi bật