Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không phải tất cả thành viên trong gia đình sẽ được ghi vào sổ đỏ

(DS&PL) -

Thông tư mới nêu rõ chỉ ghi tên những thành viên có chung quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thông tư mới nêu rõ chỉ ghi tên những thành viên có chung quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trong Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, hướng dẫn việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình sử dụng đất.

Theo đó, khi ghi giấy chứng nhận chỉ thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình.

Nhiều người đang hiểu sai quy định mới về việc ghi tên trên sổ đỏ.

Các thành viên khác trong hộ gia đình không có chung quyền sử dụng đất, ví dụ như những người không phải là nhân khẩu mà Nhà nước đã xác định để giao đất cho hộ gia đình trước đây, người không có công đóng góp để tạo lập quyền sử dụng đất của hộ,... thì không ghi trên giấy chứng nhận.

Đồng thời, trường hợp cấp giấy chứng nhận đối với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 của Luật đất đai.

Trường hợp cấp giấy chứng đối với đất là tài sản của cá nhân thì phải ghi họ, tên của cá nhân đó.
Bộ TN-MT khẳng định, nội dung quy định tại Khoản 5 Điều 6 của Thông tư này là phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 98 của Luật đất đai.

Cụ thể, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận.

Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Sau khi Thông tư được ban hành, nhiều người hiểu nhầm phải ghi tất cả mọi người trong hộ gia đình lên Giấy chứng nhận. GS-TSKH Đặng Hùng Võ cho biết như vậy là chưa đúng với bản chất Thông tư. Thực ra, Thông tư chỉ yêu cầu ghi đủ mọi người có chung quyền.

GS-TSKH Đặng Hùng Võ chia sẻ rằng, trước đây sổ đỏ chỉ ghi tên vợ chồng là chưa đủ, nhất là khi có người con nào đó cũng góp phần tạo nên nhà đất cùng với bố mẹ. Một khái niệm “hộ gia đình” chung chung, không chi tiết dễ khiến cho khó xử lý nhiều khiếu kiện trên thực tế.

Cụ thể, nhiều trường hợp Ngân hàng không thể phát mại tài sản do các thành viên gia đình không cho bán bất động sản đã thế chấp. Nếu có quy định mới thì chỉ ai có tên trên Giấy chứng nhận mới có quyền đối với bất động sản đó.

Do vậy, Quy định nêu trên của Thông tư sẽ bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý, cụ thể hơn về mặt chủ thể có quyền sử dụng đất, giảm rủi ro cho người sử dụng đất, minh bạch về tài sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình.

Minh Thư (T/h)

Tin nổi bật