Những thói quen gây hại cho mắt
Mắt là bộ phận quan trọng, được ví như “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người. Cũng như các bộ phận khác thì chúng cũng cần được chăm sóc và sử dụng hợp lý. Thế nhưng không ít trẻ em hiện nay đang hình thành những thói quen xấu cho đôi mắt ngay từ khi còn nhỏ.
Thói quen đầu tiên đó là rất nhiều trẻ em đang nhìn mọi thứ ở khoảng cách quá gần trong thời gian dài. Không khó để bắt gặp trẻ em nhìn chằm chằm vào màn hình điện tử, đồ chơi, sách vở,... trong thời gian vài ba tiếng không nghỉ. Điều này dẫn đến cơ mắt bị mỏi, khô, lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị lực.
Ngoài ra, tư thế mắt khi nhìn xuống điện thoại, sách vở hay ngồi sai tư thế cũng có thể gây tổn hại để thị lực của trẻ.
Vậy nên, cha mẹ nên dạy con hình thành đúng thói quen bảo vệ đôi mắt. Thỉnh thoảng hãy cho trẻ nghỉ ngơi, tránh xa màn hình điện tử và duy trì tư thế đúng khi hoạt động.
Thiếu các hoạt động ngoài trời
Ngay nay, trẻ em thường dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Chúng ít khi ra ngoài để hoạt động thể chất do thói quen lười vận động.
Thói quen này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn có thể tác động tiêu cực tới thị lực. Các chuyên gia cho biết, hoạt động ở ngoài trời có thể giúp mắt trẻ nghỉ ngơi tốt hơn. Không gian bên ngoài có ánh sáng tự nhiên sẽ kích thích thị giác hoạt động khỏe hơn, khiến trẻ được nhìn ngắm mọi thứ với nhiều màu sắc chân thực nhất.
Vậy nên, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, bóng đá, đạp xe… để bảo vệ và rèn luyện tốt hơn cho thị lực của con
Chế độ ăn uống
Để thị giác của trẻ được phát triển tốt nhất thì chế độ ăn uống cần đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng là không thể thiếu. Một số nhóm nhất tốt cho mắt có thể kể đến Vitamin A, C, E, kẽm…
Thế nhưng, trẻ em ngày này lại thường có thích sử dụng những thực phẩm có nhiều đường, muối và chất béo, dẫn đến dinh dưỡng trong cơ thể không cân đối.
Thói quen ăn uống này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp để sự phát triển của võng mạc và mô mắt, dẫn tới các vấn đề về thị lực.
Để con duy trì được một đôi mắt sáng và khỏe, cha mẹ nên đảm bảo cho con ăn một chế độ ăn uống cân bằng và giàu vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây, cá,...
Môi trường xấu
Môi trường không đủ hoặc quá nhiều ánh sáng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt trẻ. Nếu ở trong môi trường như vậy quá lâu, mắt của trẻ sẽ phải điều tiết nhiều hơn. Nặng hơn, chúng có thể bị tổn thương do phải thích nghi trong thời gian quá dài.
Môi trường xấu cũng có thể là một môi trường quá nhiều khói bụi, chất bẩn. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực để thị lực của trẻ. Khi đi đường, hãy cho con bạn đeo một chiếc kính 0 độ để phần nào tránh khỏi các tác động xấu của bụi bẩn ô nhiễm.
Cha mẹ cũng nên tạo cho con một môi trường có đủ ánh sáng, duy trì độ sáng vừa phải để mắt của trẻ dễ thích nghi và đỡ mệt mỏi hơn.
Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt của trẻ?
Đầu tiên là tăng cường vận động cho trẻ, giảm thời gian sử dụng mắt. Nếu mắt sử dụng lâu cũng sẽ khiến thị giác mỏi. Bên cạnh đó, hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời cũng tốt cho cơ thể.
Một việc nữa là điều chỉnh tư thế đọc sách, mọi người đều đã học được tư thế đọc sách đúng khi còn nhỏ, đó là giữa cơ thể và bàn nên có một nắm tay, và mắt nên cách cuốn sách khoảng một bước chân.
Cha mẹ nên phát triển thời gian học tập thường xuyên của con cái, sau đó kiểm soát thời gian dành cho các sản phẩm điện tử. Chẳng hạn, thời gian học của trẻ bao lâu, đồng thời trẻ phải nắm vững tư thế học đúng.
Sau đó là thời gian xem TV hoặc chơi điện thoại di động, tư thế phải được kiểm soát. Điều quan trọng nhất là không để trẻ sử dụng mắt trong môi trường có ánh sáng quá tối hoặc quá sáng.
Bổ sung nhiều vitamin cho trẻ để duy trì cơ thể khỏe mạnh, từ đó cũng bảo vệ đôi mắt hiệu quả hơn. Cố gắng cho trẻ ăn ít đường, quá trình chuyển hóa đường cũng sẽ làm giảm lượng canxi trong máu, hậu quả là củng mạc bị mềm.
Củng mạc là bộ phận bao bọc nhãn cầu và duy trì hình dạng của mắt, vì vậy một khi củng mạc trở nên mềm mại, thị lực của trẻ sẽ giảm sút.
Bạn cũng có thể cho trẻ tập một số bài tập về mắt, điều này cũng làm giảm mệt mỏi mắt.
Cả cha mẹ và con cái đều phải bảo vệ đôi mắt của chính mình. Chú ý hình thành thói quen tốt cho mắt, đặc biệt cha mẹ phải làm gương, trẻ một khi đã đeo kính cận thị thì rất khó tháo ra. Việc bảo vệ thị lực phải bắt đầu từ bé.
10 thực phẩm tốt cho thị lực trẻ nhỏ
Cà rốt
Cà rốt cũng như những loại rau quả có màu vàng hoặc cam khác, thường chứa nhiều beta-carotene - một loại vitamin A được tìm thấy trong thực vật có tác dụng bảo vệ sức khỏe của mắt. Mẹ nên thường xuyên thêm cà rốt vào món rau trộn, mỳ hoặc súp của trẻ.
Rau xanh
Các loại rau lá xanh như cải xoăn thường có hàm lượng lutein and zeaxanthin cao. Đây là hai nhóm chất carotene chủ yếu cấu tạo nên võng mạc, có thể bổ sung qua đường ăn uống. Chúng giúp tăng cường thị lực, chống oxy hóa và bảo vệ đôi mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Để phát huy tốt nhất tác dụng của các loại rau xanh, bạn không nên nấu quá chín.
Cá hồi
Loại cá này giàu axit béo omega-3, có nhiều tác dụng tích cực tới võng mạc. Hầu hết các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ đều chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ võng mạc nhờ khả năng chống viêm.
Bơ
Bơ chứa lutein, một thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện thị lực, nhiều hơn các loại trái cây hoặc rau củ khác. Lutein còn giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Trứng
Không chỉ tốt cho mắt, còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, lòng đỏ trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhất.
Ớt chuông
Các quả ớt màu vàng, đỏ và xanh chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt và giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt. Bố mẹ có thể xào hoặc nướng ớt chuông cùng thịt heo, thịt bò cho bé để mắt bé sáng hơn.
Cà chua
Đây là nguồn cung cấp carotenoid và lycopene, một hợp chất chống oxy hóa hiệu quả cho con người. Ngoài ra, lycopene còn giúp bảo vệ võng mạc và các khu vực khác của mắt khỏi những thiệt hại gây ra bởi ánh sáng. Cà chua cũng có nhiều vitamin C giúp bảo vệ đôi mắt cho trẻ. Vitamin C cũng thúc đẩy làm lành vết thương, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giúp bé hấp thu chất sắt từ hầu hết các thức ăn thực vật.
Khoai lang
Khoai lang cũng có rất nhiều beta carotene, vitamin A, vitamin C, chất xơ, mangan, kali. Tất cả đều tốt cho sức khỏe mắt. Một củ khoai lang vừa cung cấp cho hơn 200% lượng beta carotene , 28% mangan, và 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày.
Khoai lang cũng là nguồn cung cấp vitamin D - quan trọng cho hệ thống miễn dịch, mức năng lượng, sức khỏe mắt và phát triển xương. Bạn nên thêm các loại thực phẩm giàu lutein, beta-carotene, zeaxanthin, vitamin E, vitamin C, chất béo omega-3 và kẽm vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt của trẻ em.
Ngô
Thực phẩm này giàu beta-carotenoid và folate - hai chất giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Theo tính toán, 1/2 chén ngô nấu chín cung cấp 1,8 g sắc tố. Sử dụng ngô thường xuyên trong khẩu phần ăn của bé sẽ làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và giúp ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố màu vàng trong mắt.
Để tăng sự hấp thụ các sắc tố thân thiện với mắt, mẹ có thể cho bé ăn các món chế biến từ ngô vàng kết hợp cá hồi, dầu ô liu.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều chứa nhiều vitamin A và axit béo omega-3 giúp chống khô mắt. Mỗi ngày nạp một nắm hạt cho trẻ hoặc trộn với ngũ cốc để ăn sáng sẽ đem đến cho con đôi mắt khỏe mạnh hơn.
Thùy Dung (T/h)