Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không để xảy ra tình trạng ăn chặn quà Tết của người nghèo

(DS&PL) -

Đón Xuân mới Kỷ Hợi 2019 cũng là dịp cao điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức CT- XH, nhà hảo tâm thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo

Đón Xuân mới Kỷ Hợi 2019 cũng là dịp cao điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức CT- XH, nhà hảo tâm thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thông tin đến các phóng viên báo chí về công tác chăm lo Tết cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Thưa ông, chuẩn bị đón Tết Kỷ Hợi 2019, công tác chăm lo Tết cho người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn đã được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Hồi: Công tác chăm lo Tết cho hộ gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành hết sức quan tâm.

Ngay từ tháng 7-10/2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn các địa phương về công tác rà soát, nắm chắc số lượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết do thiên tai, lũ lụt và những vấn đề bất khả kháng để huy động nguồn lực cứu trợ dịp Tết cho người dân. 

Ban tổ chức trao quà cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã biên giới vùng cao Tung Quan Lìn, huyện Phong Thổ (Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Bộ cũng đưa ra yêu cầu các địa phương phải đảm bảo không được để bất cứ người dân nào bị đói, rét. Trong trường hợp nguồn lực địa phương không đủ phải đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ gạo và các hình thức cứu trợ khác khác.

- Việc huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác này được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hồi: Chung tay góp sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau là một chủ trương lớn. Kinh nghiệm hằng năm thực hiện cho thấy, chúng ta đã vận động nguồn lực của doanh nghiệp, người dân và sự chung tay, góp sức của cộng đồng rất lớn trong việc cứu trợ những người thiếu đói, những người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết. 

Điển hình như năm 2018, ngoài ngân sách của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, chúng ta còn vận động hàng nghìn tỷ đồng từ doanh nghiệp. Có những địa phương gần như hỗ trợ bằng nguồn xã hội hóa là chính. 

Năm nay, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tốt, vì vậy, nguồn ngân sách hỗ trợ Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn của các địa phương là rất lớn.

Ví dụ, Hải Phòng hỗ trợ 3,5 triệu/suất quà tặng người có công; 1 triệu đồng/hộ nghèo; 700 nghìn/hộ cận nghèo. Nhiều địa phương khác cũng có những hoạt động tương tự để chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo. 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng khuyến nghị các địa phương thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước: tập trung mạnh vào việc vận động, kêu gọi mỗi doanh nghiệp chung tay chăm lo cho người nghèo. 

Nhiều doanh nghiệp làm như vậy sẽ huy động được rất nhiều nguồn lực chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vận động từ xã hội hóa là hết sức quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, không chỉ trong dịp Tết mà còn trong những lúc khó khăn, đột xuất.

- Thưa ông, để không có những câu chuyện buồn như ăn chặn tiền hỗ trợ, chi sai đối tượng... trong dịp này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có những biện pháp kiểm tra, giám sát nào?

Ông Nguyễn Văn Hồi: Chăm lo Tết cho người nghèo là việc huy động các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp, người dân cùng chung tay góp sức thực hiện, vì vậy, mỗi người phát hiện thấy nơi nào người dân còn khó khăn, không bảo đảm được lương thực, không có cơm ăn, áo mặc, cần thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị-xã hội chung tay góp sức hỗ trợ. 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức một số đoàn đi thăm hỏi, tặng quà, đồng thời kiểm tra, giám sát công tác chăm lo Tết cho người nghèo tại Cao Bằng, Tuyên Quang, Thanh Hóa.

Mỗi chuyến đi thăm hỏi, tặng quà đồng thời cũng là để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài tổ chức đoàn, lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội cũng tham gia các chuyến thăm hỏi, tặng quà người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách... với lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Đây cũng chính là hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác chăm lo cho người nghèo. Các đoàn cũng đều nghiên cứu về kế hoạch chăm lo cho người nghèo của từng địa phương, từng huyện, từng xã, từng tỉnh.

Trong vài năm gần đây, công tác cứu trợ cho người nghèo dịp Tết tốt hơn rất nhiều, những câu chuyện ăn chặn của người nghèo ngày càng ít đi. 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng kêu gọi các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông báo chí, người dân tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cũng như quan tâm đến việc hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. 

Đây là công việc chung và cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Việc cứu trợ cũng như kiểm tra, giám sát công tác cứu trợ nếu chỉ một mình ngành Lao động-Thương binh và Xã hội không thể thực hiện được, cần huy động được sự tham gia, chung tay, góp sức của tất cả các cấp, các ngành, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của từng người dân hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Nếu tất cả chúng ta đều quan tâm, chú ý việc này, chắc chắn các câu chuyện buồn sẽ giảm đi và sẽ không có trong tương lai.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Phúc Hằng

Tin nổi bật