Khoai tây sở hữu nhiều vitamin và chất khoáng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, ngăn ngừa ung thư,... Ngoài ra, khoai tây còn là thực phẩm có công dụng làm đẹp.
Giảm cân
Hàm lượng calo của khoai tây thấp hơn các loại ngũ cốc, được nhiều người chọn làm thực phẩm giảm cân. Chúng cũng chứa lượng chất béo thấp, ăn khoai tây không chỉ giúp no bụng lâu mà còn giảm được lượng chất béo nhất định. Bởi hàm lượng nước của nó cao tới 76% nhưng hàm lượng tinh bột lại thấp hơn 20%, đồng thời chứa "chất xơ ăn kiêng".
Vì vậy, khi sử dụng khoai tây sẽ mang lại cảm thấy no lâu hơn và ít có khả năng tiêu thụ nhiều calo hơn.
Chống lão hóa
Khoai tây giàu vitamin, chẳng hạn vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E. Đồng thời, chúng cũng dồi dào các nguyên tố vi lượng và cellulose chất lượng cao. Nhờ đó, ăn khoai tây có thể chống lão hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp tiêu hóa “mượt mà” hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Khoai tây cũng có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng từ bệnh tiêu chảy, theo trang tin NDTV.
Ngoài ra, loại thực phẩm này rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.
Chăm sóc làn da
Khoai tây giàu vitamin, chẳng hạn vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E.
Collagen là hệ thống hỗ trợ của da. Và trong khoai tây hàm lượng vitamin C khá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ da bởi vì vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc. Hơn nữa, vitamin C cũng giúp collagen làm mờ nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Ngăn ngừa ung thư ruột kết và ổn định huyết áp
Hàm lượng lớn chất xơ trong khoai tây không chỉ giúp ổn định lượng đường trong máu mà còn giúp hạ thấp mức cholesterol, kịp thời loại bỏ độc tố trong quá trình trao đổi chất. Thường xuyên ăn khoai tây có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết một cách hiệu quả.
Những người có lượng đường trong máu cao có thể thay thế một phần lương thực chính bằng khoai tây. Hàm lượng carbohydrate trong khoai tây là khoảng 17%, thấp hơn so với gạo (26%) hoặc bánh mì hấp (50%).
Khoai tây chứa nhiều khoáng chất, vitamin B và kali rất tốt cho việc kiểm soát và hạ huyết áp, duy trì tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ vữa động mạch. Đây là những đảm bảo đáng tin cậy cho việc kiểm soát huyết áp.
Có nên ăn vỏ khoai tây?
Mặc dù người ta thường gọt bỏ vỏ khoai tây khi chế biến nhưng gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng, vỏ khoai tây có rất nhiều tác dụng và ăn vỏ khoai tây sẽ có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Người ta cho rằng vỏ khoai tây chứa nhiều sắt sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Khoai tây cũng chứa vitamin B3 và niacin, hai chất giúp tăng cường năng lượng. Niacin tác động lên cơ thể, tạo điều kiện chuyển đổi carbonhydrat thành năng lượng. Chất xơ là một trong những thành phần tốt nhất và quan trọng nhất từ vỏ khoai tây cần bổ sung vào chế độ ăn. Chất xơ trong vỏ khoai tây giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư đại tràng. Vì vậy, trong các khách sạn 5 sao hay nhà hàng sang trọng, món khoai tây luộc, nướng, bỏ lò, chiên được để nguyên vỏ ăn kèm với bít tết và các loại thịt cá...
Vì thế hãy để nguyên vỏ và chọn những loại có màu sắc sặc sỡ như khoai tây tím. Khoai tây càng có nhiều màu sắc thì càng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài ra, lớp vỏ của khoai tây có thể chứa lượng chất chống oxy hóa cao gấp 12 lần so với phần thịt. Vì vậy, đừng ngại ăn vỏ khoai tây.
Khoai tây có vỏ xanh hoặc mọc mầm có ăn được không?
Củ khoai tây thường có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt hoặc hơi tím. Tuy nhiên, khi củ khoai tây tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh sáng trong thời gian dài sẽ dần chuyển sang màu xanh lá, lúc này khoai tây sẽ sản sinh ra chất diệp lục. Khi khoai tây sản sinh ra chất diệp lục, nó bắt đầu sản sinh ra một chất có tên là Solanine và chất này có thể gây ngộ độc cho con người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nồng độ solanine được tìm thấy trong vỏ, xung quanh mắt hoặc mầm khoai tây, do đó gọt vỏ sẽ giảm khoảng 30% nồng độ solanine. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa còn 70% độc tố trong phần thịt khoai. Vì vậy ngay cả khi đã gọt vỏ, bạn vẫn có thể bị ngộ độc nếu ăn. Các phương pháp chế biến như luộc, nướng hoặc chiên rán không làm giảm đáng kể lượng solanine.
Khi khoai tây sản sinh ra chất diệp lục, nó bắt đầu sản sinh ra một chất có tên là Solanine và chất này có thể gây ngộ độc cho con người.
Theo các báo cáo về những vụ ngộ độc solanine trên thế giới cho thấy liều lượng chất khoảng 1,25-2 mg/kg trọng lượng cơ thể là đủ để gây triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra, mức độ ngộ độc còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng và cơ thể mỗi người.
Vì vậy, khoai tây đã chuyển sang màu xanh và có vị đắng, tốt nhất không nên sử dụng.
Khi khoai tây có vỏ xanh hoặc mọc mầm thì các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha. Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn.
Nói chung, đối với khoai tây ít nảy mầm (tức là mới mọc mầm nhỏ) thì vẫn có thể ăn được khi gọt vỏ, loại bỏ mầm đồng thời bỏ phần xung quanh mầm, đồng thời cắt bỏ phần xanh của củ. Ngâm trong nước lạnh một lúc trước khi nấu, thêm một lượng giấm thích hợp để phân hủy các chất độc trong nấu ăn. Tuy nhiên, nếu khoai tây mọc mầm trên diện rộng hoặc phần lớn chuyển sang màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt chúng đi và không ăn lại.
Ăn khoai tây chiên nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bởi vậy, bạn có thể chọn cách chế biến khác vừa ngon lại an toàn cho cơ thể. Chẳng hạn như món khoai tây thịt bằm tạo hình "núi lửa".
Hướng dẫn cách thực hiện món khoai tây thịt bằm núi lửa
Nguyên liệu cần thiết
Khoai tây - 500g, rượu nấu ăn, tinh bột bắp, thịt lợn bằm - 200g, hạt tiêu, dầu hào, hành lá cắt nhỏ, nước tương, tỏi bằm, cà chua - 2 quả.
Cách thực hiện
Dùng dụng cụ nạo gọt vỏ khoai tây, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào nồi hấp chín. Sau khi khoai tây chín, lấy ra, cho vào bát dầm nhuyễn. Thêm 1/3 thìa muối, 1/3 thìa tiêu và trộn đều. Cà chua bỏ vỏ, thái hạt lựu.
Sau khi khoai tây chín, lấy ra, cho vào bát dầm nhuyễn.
Cho 1/3 thìa tỏi bằm vào phi thơm. Cho cà chua vào xào nhuyễn. Cho tiếp thịt lợn bằm vào xào đến khi chuyển màu trắng.
Đun sôi cho chín, phần hỗn hợp này sánh lại là được.
Cho 1/2 thìa đường, 1 thìa dầu hào, 1/3 thìa nước tương và 1 thìa tinh bột bắp vào. Có thể cho thêm chút nước để phần thịt không bị đặc quá. Đun sôi cho chín, phần hỗn hợp này sánh lại là được.
Phần khoai tây nghiền bày ra đĩa sâu lòng thành hình núi lửa.
Phần khoai tây nghiền bày ra đĩa sâu lòng thành hình núi lửa. Rưới phần sốt thịt bằm lên khoai tây nghiền, rắc lên trên cùng chút hành lá thái nhỏ.
Chúc bạn thực hiện món khoai tây thịt bằm núi lửa thành công!
Như Quỳnh (T/h)