Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khánh Hòa đầu tư trên 700 tỷ đồng chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị cho năm học mới

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Trước thềm năm học mới 2023-2024, tỉnh Khánh Hòa đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên, đáp ứng nhu cầu dạy và học theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.

VietNamplus dẫn thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho hay, năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 529 trường học, trong đó có 204 trường Mầm non, 166 trường Tiểu học, 121 trường Trung học Cơ sở, 34 trường Trung học Phổ thông, có 4 trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp.

Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất mua sắm thiết bị phục vụ năm học 2023-2024 trong toàn tỉnh ước tính hơn 701 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hơn 675 tỷ đồng, còn lại mua sắm trang thiết bị dạy học.

Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục Khánh Hòa tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 với lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 và bắt đầu triển khai đối với lớp 4, 8, 11.

Khánh Hòa đầu tư trên 700 tỷ đồng chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị cho năm học mới. Ảnh minh họa 

 

Liên quan đến công tác chuẩn bị năm học mới của tỉnh Khánh Hòa, Báo Tin tức dẫn lời ông Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, đến nay việc lựa chọn sách giáp khoa cho các khối lớp 4, 8, 11 đã hoàn tất và đã đăng ký số lượng sách giáo khoa và các Nhà xuất bản đã chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng cung ứng đủ, kịp thời theo nhu cầu của học sinh.

Ngoài ra, Sở đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các giáo viên các khối khối lớp 4, 8, 11 các nội dung, cấu trúc trong sách giáo khoa mới, đảm bảo đáp ứng tốt việc thực hiện chương trình giáo khoa mới theo quy định.

Đồng thời, Sở đã rà soát tình hình giáo viên, để tổ chức thuyên chuyển giáo viên giữa các cơ sở giáo dục, giảm thiểu tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ theo môn, theo địa bàn. Sở tiếp tục phân công một số giáo viên dạy liên trường để đảm bảo định mức giờ dạy, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hợp đồng giáo viên.

Đối với các trường có dạy môn Âm nhạc, Mỹ Thuật (Trường THPT: Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng và Phan Bội Châu), sẽ tiếp tục hợp đồng thỉnh giảng giáo viên từ nguồn học phí của đơn vị.

Đối với hai huyện hai miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, trước thềm năm học mới việc thiếu giáo viên đã được các đơn vị chủ động hợp đồng giáo viên.

Theo ông Nguyễn Hữu Thơ, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Khánh Sơn, toàn huyện đang thiếu 36 giáo viên, Phòng đã có hướng dẫn các trường học chủ động ký hợp đồng giảng dạy và tập huấn, bồi dưỡng để đủ điều kiện dạy học trong năm học 2023 - 2024.

Chủ tịch UBND huyện Trường Sa Lê Đình Hải cho biết, năm học 2023 - 2024, huyện Trường Sa hiện nay cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Công tác đón học sinh tựu trường đảm bảo theo quy định chung của ngành Giáo dục. Năm nay, ngoài 3 trường ở các xã đảo, huyện Trường Sa có thêm điểm trường tại đảo Đá Tây A.

Trước đó, để chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã đầu tư khoảng 797 triệu đồng vào công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, sửa chữa dịch vụ.

Cụ thể, báo Lao động dẫn lời ông uỳnh Quang Long - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho hay, Sở đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiểm tra, tư vấn công tác sửa chữa, chỉnh trang cơ sở vật chất, trường, lớp học như: bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, an toàn chuẩn bị cho khai giảng năm học 2023 - 2024 tại các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, toàn ngành đã thực hiện đầu tư khoảng 797 triệu đồng vào công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, sửa chữa, làm mới trường, lớp học, trang bị đồ chơi, đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác chuẩn bị năm học 2023 - 2024.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Hoàn thành công tác biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 4. 8. 11. Hoàn thành công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11, triển khai thống kê số lượng và phối hợp với các Nhà xuất bản tập huấn dạy học theo sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11 cho giáo viên và cung ứng sách giáo khoa theo nhu cầu của các địa phương, đơn vị qua theo dõi Sở GD&ĐT không phát hiện tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa hoặc tăng giá bất hợp lý.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật