Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khách du lịch thở dài tiếc nuối vì các quán cà phê ở "xóm đường tàu" bị đóng cửa

(DS&PL) -

Khi được hỏi về việc các quán cà phê ở khu vực "xóm đường tàu" sẽ bị đóng cửa, cô Keola lắc đầu liên tiếp: "Không! Không! Không!".

Khi được hỏi về việc các quán cà phê ở khu vực "xóm đường tàu" sẽ bị đóng cửa, cô Keola lắc đầu liên tiếp: "Không! Không! Không!".

[presscloud]12751[/presscloud]

Khoảng 9 tháng trở lại đây, đoạn đường sắt từ ngã tư giao cắt với phố Điện Biên Phủ đến Phùng Hưng mọc lên hàng loạt quán cà phê nằm sát bên đường ray xe lửa, phục vụ các bạn trẻ, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Những người tới đây trước là tò mò, sau là mong muốn được trải nghiệm cuộc sống của người dân sống hai bên đường tàu và ngắm cảnh đoàn tàu sắt chạy xuyên qua lòng phố cổ.

Trong tuần, từ thứ hai tới thứ sáu, tàu chạy vào buổi đêm và rạng sáng. Cuối tuần, tàu chạy nhiều chuyến hơn, phân bổ các khoảng giữa ngày.

Mỗi khi sắp có đoàn tàu chạy qua, thường là khoảng 15 phút, các chủ quán cà phê nơi đây chạy đôn chạy đáo thu dọn bàn ghế, nhắc nhở du khách đứng nép sát vào tường quán để tránh xảy ra tai nạn. 

Ánh sáng của đèn tàu xuất hiện, hàng chục máy ảnh, điện thoại bật sẵn được đưa lên cao, thu vào tầm ngắm hình ảnh đoàn tàu khổng lồ.

Đối với nhiều khách du lịch, chính nét đẹp cổ kính, dung dị của khu xóm nhỏ, hình ảnh đoàn tàu chạy qua với tiếng bánh xe lăn xình xịch trên đường ray cùng tiếng còi hú rền vang là những điểm cuốn hút, khiến mọi người khi tới đây nhớ mãi.

Ngày 7/10, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo lãnh đạo các quận huyện xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang đường sắt, hoàn thành trước 12/10 theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, việc du khách đi lại xung quanh đường tàu gây mất an toàn khi có tàu chạy qua và gây cản trở đến việc duy tu bảo trì đường sắt.

Cùng với đó, môi trường dọc đường sắt bị ảnh hưởng bởi rác thải và một số hộ dân cải tạo lối đi làm ảnh hưởng thoát nước đường sắt. 

Bày tỏ quan điểm trước quyết định này, nhiều khách du lịch cũng như người dân cho rằng điểm du lịch này cần được phát triển hơn là ngăn cấm, dỡ bỏ.

Trả lời PV báo Đời sống & Pháp luật, anh Sensin Wick, đến từ California (Mỹ) chia sẻ: “ Đoàn tàu chạy qua ngay sát chúng tôi, rất thú vị. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con đường như vậy. Nếu các quán cà phê bị đóng cửa là điều đáng tiếc. Khi tới đây, chúng tôi không chỉ tìm hiểu được cuộc sống của người dân địa phương, mà còn có thể trao đổi, giao lưu với nhiều bạn bè quốc tế”.

Khách du lịch tới trải nghiệm tại xóm đường tàu. 

Cũng cùng với quan điểm trên, cô Keola, đến từ Melbourne (Australia) đã tỏ ra vô cùng thích thú khi nói: “Tôi tới Việt Nam cùng chồng. Đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng kinh ngạc. Khi tàu sắp tới, các chủ quán hô hào và nhắc nhở chúng tôi phải đứng lên, nép sát vào tường. Tôi thích cảm giác ở gần đoàn tàu”.

Khi được hỏi về việc những quán cà phê sẽ phải đóng cửa và khách du lịch cũng như người dân sẽ không thể tới khu vực này chụp ảnh, cô Keola (khách du lịch) lắc đầu liên tiếp, xua xua tay: “Không! Không! Không! Nơi này rất tuyệt vời”.

Một nữ khách du lịch khác thì cho rằng điểm du lịch “xóm đường tàu” có thể tạo ra nhiều cơ hội về công việc, giúp người dân có thêm thu nhập. Nếu cấm hoạt động, mọi người sẽ mất đi cơ hội để trải nghiệm những cảm giác tuyệt vời.

Về phía người dân sinh sống tại “xóm đường tàu”, chị Hoa cho biết: “Chẳng thấy nguy hiểm gì. Họ cứ hô tàu là người ta đứng lại thôi. Giờ tàu ở đây người ta biết chứ. Ở đây mọi người nhớ từng giờ tàu nên nhắc nhiều, rất nhiều”.

Chị Bình, bê theo một thúng bánh vừng, cười nói: “Đa số những người tới đây là khách du lịch. Không có các quán nước, không có người hô hào thì khách du lịch không thể biết lúc nào tàu đến. Giờ bắt bỏ quán nước, người ta vẫn leo vào chụp ảnh, như thế sẽ nguy hiểm hơn”.

Cũng theo chị Bình, vào cuối tuần, khách đổ về phố đường tàu rất đông, mọi người không chỉ ngồi ở các hàng quán mà còn đi bộ dọc theo lòng ray đến ga Long Biên. Nhiều điểm, lan can đường sắt rất hẹp, khách nào không để ý sẽ không kịp nép vào khi tàu đến.

Theo đó, có thể thấy đường tàu đi xuyên qua phố và những con tàu chầm chậm lăn bánh là điểm độc đáo của Hà Nội. Các cơ quan chức năng nên có giải pháp quản lý. Chính quyền cần khảo sát thực tế vị trí nào có hành lang đủ an toàn thì có thể cho tồn tại các quán cà phê và lấy ý kiến người dân, chuyên gia để có hướng xử lý phù hợp. 

Một số hình ảnh của "xóm đường tàu" khi các quán lên đèn:

Mộc Miên

Tin nổi bật