Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khác xa với phim ảnh, Càn Long không yêu Lệnh Phi như nhiều người vẫn nghĩ?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Lệnh Ý từ một cung nữ tử xuất thân hèn kém nhanh chóng trở thành Hoàng quý phi, cai quản lục cung và được truy phong làm Hoàng hậu.

Một trong số các phi tần nổi tiếng và được nhiều người quan tâm nhất dưới thời vua Càn Long có lẽ là Lệnh Ý Hoàng quý phi. Tuy nhiên, đa số mọi người chỉ biết về người phụ nữ này thông qua phim ảnh với những tình tiết hư cấu. Vậy trong lịch sử, Lệnh Ý Hoàng quý phi là ai?

Lệnh phi Ngụy Giai thị sinh năm 1727, năm Ung Chính thứ năm. Xét về tuổi tác, bà kém Càn Long 16 tuổi. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, nội quản lĩnh. Gia đình bà chỉ thuộc tầng lớp nô bộc phục vụ hoàng thất.

Năm 13 tuổi, Ngụy thị nhập cung làm cung nữ. Tuy nhiên, do gia thế Ngụy thị cũng có máu mặt trong Nội Vụ phủ Bao y, tổ phụ của gia đình bà được nhậm những chức quan quan trọng nên Ngụy thị được chọn làm cung nữ hầu hạ thân cận của Phú Sát Hoàng hậu, được vị Hoàng hậu này đích thân chỉ bảo.

Lệnh Phi Ngụy thị lúc mới nhập cung chỉ là một cung nữ thấp cổ bé họng nhưng 6 năm sau, bà đã được Càn Long đế sắc phong làm Quý nhân. Sau khi chuyển mình từ nô tì thành chủ tử, Ngụy thị từng bước từng bước lên mây.

Tuy đã 39 tuổi, Lệnh Phi vẫn chiếm giữ được cảm tình của ông vua phong lưu Càn Long và sinh hạ Hoàng tử thập tam cho vị Hoàng đế này.

Từ năm 1756 đến năm 1760, bà mang thai 5 lần, sinh được 2 công chúa và 2 hoàng tử, một lần không may bị sảy thai. Năm 1762, bà sinh Hoàng thập lục tử và năm 1766, bà sinh hạ Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân ở độ tuổi 39.

Phi tần trong hậu cung để sinh tồn được đã là khó, ấy thế mà Lệnh Phi lại chiếm được trái tim của Càn Long - ông vua nổi tiếng phong lưu - trong ngần ấy năm để liên tiếp sinh con, khai chi tán diệp cho hoàng thất. Thậm chí, đã sắp bước sang tuổi tứ tuần, Lệnh Phi vẫn khiến Càn Long say như điếu đổ mà mang thai thêm lần nữa. Trong khi đó, hầu hết các vị phi tần khác đều sinh con trước 25 tuổi.

Năm 1765, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng, bị giam lỏng trong cung. Lúc này, Lệnh Phi được sắc phong làm Hoàng quý phi, cai quản lục cung.

Khi qua đời ở tuổi 49, Càn Long đế còn ngừng thiết triều 5 ngày, để tang Lệnh Phi. Năm Càn Long thứ 60 (1795), con trai của Lệnh Ý Hoàng quý phi là Thập ngũ A Ca được phong lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này. Theo đó, Lệnh Ý Hoàng quý phi được truy phong làm Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Theo ghi chép của chính sử, Lệnh Ý Hoàng quý phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng cùng với Càn Long Đế tại địa cung, an nghỉ ở phía bên phải quan tài của nhà vua. Đặc biệt, ông còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho cấp vị của bà (tổng là 58 kiện sau khi đã tăng thêm theo ghi chép của "Thanh đại cô bổn nội các lục bộ đương án tục biên").

Nhiều sử gia nói rằng nhìn cách Càn Long Đế tổ chức tang lễ cho Lệnh Phi, lập con trai Thập ngũ A Ca lên làm vua là đủ biết vị phi tần này được sủng ái như thế nào.

Vai diễn Lệnh Phi trong Diên Hy Công lược.

Tuy nhiên, nhiều nhà sử gia khẳng định rằng, Càn Long yêu Phú Sát Hoàng hậu nhất, còn Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu thì không rõ ông có yêu hay không. Thậm chí, có người còn hoài nghi Càn Long đế sủng ái Lệnh Phi chỉ là do cái bóng của Phú Sát Hoàng hậu.

Bên cạnh đó, Càn Long có hành động phân biệt đối xử khá kỳ quặc với vị Lệnh Phi này. Theo luật lệ của nhà Thanh, sắc phong một vị phi tần nào đó lên Quý phi sẽ được ra chỉ dụ tế cáo Thái miếu (như đã làm với Nhàn Quý phi, Thuần Quý phi, Gia Quý phi), nhưng đến Lệnh Phi lễ sắc phòng này bị dẹp bỏ.

Đến lúc nhắm mắt xuôi tay, được con đẻ truy phong danh Hoàng hậu, Lệnh Ý Hoàng quý phi cũng không được nhận trọn vẹn những ân huệ như luật lệ. Theo ân điển của một Hoàng hậu được truy phong, thần vị của bà nên có ở Thái miếu và cử hành nghi lễ tế cáo đất trời.

Tuy nhiên, Càn Long vẫn nhất quyết đặt thần vị của Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu ở điện Phụng Tiên, chứ không được đưa vào Thái miếu, mặc dù được các đại thần đề nghị.

Nhiều người cho rằng Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do vương vấn hình bóng của Phú Sát Hoàng hậu. Chân dung của Lệnh Phi (trái) và Phú Sát Hoàng hậu (phải) trong lịch sử.

Còn lý giải về việc Càn Long chọn con trai của Lệnh Phi là Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm lên ngôi Hoàng đế là vì tình yêu của ông đối với Lệnh Phi, nhiều sử sách ghi lại rằng chẳng qua lúc này Càn Long đế không còn lựa chọn nào tốt hơn, bởi vì các con của ông lúc này người qua đời từ sớm, người bị thương tật, kẻ không có chí tiến thủ.

Bên cạnh đó, Càn Long chọn Vĩnh Diễm vì vị Hoàng tử này rất hiếu thảo, nhất nhất nghe theo lời ông, nên khi Càn Long nhường ngôi lui về làm Thái Thượng Hoàng, ông vẫn có thể nằm quyền lực trong tay, biến Gia Khánh đế (Vĩnh Diễm) làm một vị Hoàng đế bù nhìn, có danh nhưng không có thực. Cũng vì đó mà trong giai đoạn này, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế” và được sử gọi là biện pháp “Huấn chính”.

Tóm lại, cho tới nay, mối quan hệ giữa Càn Long đế và Lệnh Ý Hoàng quý phi vẫn còn là một ẩn số gây ra nhiều tranh cãi đối với các nhà sử gia.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật