Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Israel tuyên bố sở hữu hệ thống laser chắn đứng các loại tên lửa xâm phạm không phận

(DS&PL) -

Hệ thống laser đang Bộ Quốc phòng Israel phát triển với mục đích trang bị, bổ sung cho quân đội, thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.

Hệ thống laser đang Bộ Quốc phòng Israel phát triển với mục đích trang bị, bổ sung cho quân đội, thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.

Ảnh minh họa hệ thống lazer của Israel. Ảnh: AP

Ngày 8/1, Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố đang phát triển một loại tia laser có khả năng bắn hạ các tên lửa và máy bay không người lái nhỏ. Thiết bị này dự định sẽ được thử nghiệm trong năm tới.

Cũng theo bộ trên, sự phát triển của hệ thống laser là một bước đột phá công nghệ gần đây, sau nhiều năm Israel nỗ lực nghiên cứu của các nhà thầu quốc phòng và các nhà khoa học hàn lâm.

“Hệ thống laser này vẫn trong giai đoạn phát triển ban đầu và sẽ không hoạt động trong tương lai gần”, nguồn tin cho biết. 

Trước đó, trong nhiều thập kỷ, Israel đã cố gắng phát triển một hệ  thống laser để chặn các tên lửa, nhưng vẫn chưa tìm ra một hướng đi khả thi, do vấn đề chi phí và hạn chế về công nghệ.

Tia laser Bộ Quốc phòng Israel phát triển với mục đích trang bị, bổ sung cho quân đội, thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.

Mỗi hệ thống laser sẽ có một mức giá cao lên tới hàng trăm triệu USD song sẽ vô cùng hiệu quả.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ và phát triển vũ khí của Bộ Quốc phòng (MAFAT) - Tướng Yaniv Rotem cho biết, mỗi lần bắn tia laser sẽ tiêu tốn khoảng một USD, thấp hơn nhiều so với hàng chục ngàn USD mà mỗi tên lửa đánh chặn của Iron Dome phải trả.

Chừng nào được kết nối với điện, hệ thống sẽ không bao giờ hết đạn, và điều này giải quyết được một vấn đề tiềm tàng của Iron Dome là chỉ có thể mang một số lượng tên lửa đánh chặn hữu hạn.

Nhược điểm của hệ thống laser là nó không hoạt động tốt trong khoảng thời gian và không gian có nhìn thấp, khi có mây che phủ dày và thời tiết khắc nghiệt khác, Bộ quốc phòng cho biết.

“Chúng tôi chỉ có thể bắn hạ những gì chúng ta có thể thấy bằng tia laser”, ông Rotem nói.

Trong năm 2020, MAFAT, đơn vị hợp tác với các nhà thầu quốc phòng Elbit và Rafael, sẽ tạo ra ba phiên bản của hệ thống laser: Một hệ thống đặt cố định trên mặt đất - bố trí dọc biên giới của Israel để bảo vệ các cộng đồng lân cận; một cái có thể di động được để bảo vệ quân đội trên chiến trường; và một cái có thể được gắn vào máy bay để vừa giải quyết vấn đề về tầm nhìn, vừa mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của hệ thống.

Chúng tôi đang bước vào một kỷ nguyên mới của chiến tranh năng lượng trên không, trên bộ và trên biển. Các khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển được thực hiện bởi Bộ Quốc phòng trong những năm gần đây đã đưa Nhà nước Israel trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hệ thống laser năng lượng cao”, ông Rot Rotem nói.

Mộc Miên (Theo Times of Israel)

Tin nổi bật