Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia: Núi lửa hoạt động khiến du lịch đảo Bali đình trệ

(DS&PL) -

Một số hãng hàng không quốc tế đã phải hoãn nhiều chuyến bay trong ngày 25/11 do núi lửa Agaw, Indonesia hoạt động trở lại.

Một số hãng hàng không quốc tế đã phải hoãn nhiều chuyến bay trong ngày 25/11 do núi lửa Agaw, Indonesia hoạt động trở lại.

Núi lửa Agaw, Bali - Ảnh: Reuters

Sáng ngày 26/11, các hãng hàng không như Qantas, Jetstar và Virgin xác nhận đã đánh giá tình hình chi tiết và quyết định nối dài các chuyến bay bị hoãn từ hôm 25/11 do núi lửa  Agaw, Indonesia phun lên dòng khói và tro bụi cao ít nhất 1.500m.

Vụ phun trào bất ngờ này đã gây ảnh hưởng lớn tới nhiều chuyến bay dân sự tới đảo Bali từ Úc, Hà Lan và Malaysia. Các hãng bay cho biết gặp nhiều thiệt hại do phải đình chuyến và gây một số rắc rối tại các sân bay do quá bất ngờ.

Trên trang web chính thức của Jetstar, hãng thông báo: "Hầu hết các chuyến bay theo lịch trình đến và đi từ Bali sẽ hoạt động trở lại trong hôm nay (26/11)". Tuy nhiên, các nhân viên tại sân bay vẫn cảnh báo với các hành khách về việc núi lửa có thể hoạt động trở lại cũng như luồng tro và khói rất khó kiểm soát trong điều kiện thời tiết nhiều gió như hiện tại.

Theo Cơ quan Kiểm soát Thiên tai Indonesia, núi lửa Agaw đã có dấu hiệu hoạt động trở lại bằng một vụ phun trào nhẹ từ ngày 21/11 mới đây. Sau khi kêu gọi người dân địa phương giữ bình tĩnh, khoảng 25.000 người đã được sơ tán khỏi sườn đồi đến các khu trú ẩn.

Chính quyền Singapore ngay lập tức gửi thông báo đến các công ty du lịch cảnh báo về nguy cơ những đám mây tro bụi có thể "gây hậu quả nghiêm trọng đến giao thông hàng không".

Đảo Bali – địa danh du lịch nổi tiếng với các bãi biển và đền thờ - là một trong những điểm đến tập hợp nhiều chuyến bay quốc tế hàng đầu khu vực. Mỗi năm, dịch vụ du lịch tại đây mang lại hàng trăm triệu USD ngoại tệ cho quốc gia này nhưng vị trí nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương khiến người dân địa phương thường xuyên chịu các thiên tai như động đất hoặc núi lửa phun trào.

Đỉnh núi lửa Agaw - điểm cao nhất trên đảo -  có chiều cao hơn 3.000 m. Vụ nổ lớn nhất vào năm 1963 đã phá hủy nhiều làng mạc và hơn 1.000 người thiệt mạng.

Thu Phương (Theo Star)

Tin nổi bật