Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Huy động 500 tấn vàng trong dân: Vì sao nhiều chuyên gia không đồng tình?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mục tiêu huy động lượng vàng trong dân để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế là tốt đẹp. Thế nhưng việc huy động vàng có thể dẫn đến sai lầm...

(ĐSPL) - Mục tiêu huy động lượng vàng trong dân để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế là tốt đẹp. Thế nhưng việc huy động vàng có thể dẫn đến sai lầm, đó là khả năng quay lại thời kì vàng hóa.

Theo tin tức trên báo VnExpress, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016. Báo cáo đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có đánh giá về đề xuất huy động 500 tấn vàng (số liệu ước tính) trong dân của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. 

Tuy nhiên, tại buổi tọa đàm công bố báo kinh tế vĩ mô quý II/2016 ngày 14/7, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế.

Trong suốt thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt loại vàng và ngoại tệ ra khỏi hệ thống tín dụng. Chuyên gia VEPR đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp lại những sai lầm không cần thiết.

Trình bày quan điểm tại một tọa đàm về kinh tế 6 tháng tại Đại học Kinh tế quốc dân, TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính cho rằng: Mục tiêu huy động lượng vàng trong dân để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế là tốt đẹp. Thế nhưng việc huy động vàng có thể dẫn đến sai lầm, đó là khả năng quay lại thời kì vàng hóa.

Theo ông Đức, 2 năm qua thị trường vàng đã được điều tiết tốt, giảm bớt vàng hóa. Vì thế, vị chuyên gia này cũng không khỏi lo ngại trước các đề xuất huy động vàng trong dân.

“Việc huy động vàng này thực sự có lợi cho hơn 90 triệu dân hay chỉ một số người đang nắm rất nhiều vàng có lợi? Việc huy động vàng nếu được thực hiện sẽ làm tình trạng vàng hóa quay trở lại và vận hành chính sách tiền tệ khó khăn”, TS Đặng Ngọc Đức cảnh báo.

2 năm qua thị trường vàng đã được điều tiết tốt, giảm bớt vàng hóa. (Ảnh minh họa). 

Theo Tiến sĩ Thành và các chuyên gia VEPR, việc này sẽ dẫn tới hiện tượng vàng hóa trở lại. Điều này cũng đúng với đôla hóa, khi các nhà băng đặt mức lãi suất huy động dương với đồng USD.

Thực tế thời gian qua, NHNN đã dần loại vàng và ngoại tệ ra khỏi quan hệ tín dụng. VEPR cho rằng nhà điều hành cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp lại những sai lầm không cần thiết.

"Về dài hạn, ý tưởng này đi ngược lại tiến trình chống vàng hóa, đôla hóa. Vì vậy cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ (USD) ra khỏi lưu thông, và đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản", ông Thành nhấn mạnh.

Theo đó, nếu Nhà nước muốn người dân không giữ hoặc giảm giữ vàng thì duy trì lãi suất tiền mặt cao, ổn định. Khi đó, người dân sẽ bán vàng để giữ tiền mặt. Một số ý kiến khác như đánh thuế vàng là sự can thiệp không phù hợp.

Phát biểu tại buổi công bố, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cũng thẳng thắn nêu quan điểm không ủng hộ với việc huy động vàng trong dân. Vị chuyên gia cho rằng việc tìm mọi cách huy động sẽ phải đánh đổi với sự bất ổn của thị trường vàng.

"Nhà nước nên cải cách, thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, để người dân tự đầu tư, chứ không cần thông qua ai. Người dân chưa tin vào thị trường thì sao người ta bỏ vàng ra được. Họ không biết làm cái gì thì mới giữ vàng. Việc huy động đó là điều không thực tế", Tiến sĩ Lưu Bích Hồ nhận xét.

Vàng sẽ biến thành phương tiện lưu thông như tiền?

Theo tin tức trên báo TTXVN, nếu thực hiện huy động vàng, kim loại quý này sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống.

Nhóm nghiên cứu VEPR nhận định, bản chất của việc huy động vàng là đi ngược với nguyên tắc kinh tế. Vàng hiện được cất giữ trong dân, mang bản chất như mọi tài sản khác và chỉ ưu việt hơn về việc cất giữ, bảo quản.

Bản báo cáo phân tích, huy động vàng cộng với những kích hoạt khác từ phía cầu như trường hợp Brexit sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn. Đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng vàng hóa trở lại.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR khẳng định, muốn người dân không nắm giữ vàng nữa, cần môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất tiền đồng ổn định và người dân thấy có lợi, khi ấy tự khắc sẽ bán vàng để chuyển sang gửi tiết kiệm hoặc các kênh đầu tư khác

“Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt loại vàng và ngoại tệ ra khỏi hệ thống tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp lại những sai lầm không cần thiết”, báo cáo khuyến nghị.

Hãy tạo kênh đầu tư hiệu quả

Lý giải vì sao người dân lại mua và trữ một lượng vàng đến 500 tấn như con số mà Hiệp hội Kinh doanh vàng VN nêu ra trong bản kiến nghị, TS chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh kể ra hai lý do.

Thứ nhất, người dân do lắng lạm phát sẽ làm đồng tiền mất giá. Thứ hai, người dân chưa tìm ra kênh đầu tư nào hiệu quả, an toàn nên phải mua vàng và cất trữ, dù biết đó là “vàng chết” - tức là chỉ găm giữ tài sản ở đó, không phát sinh lợi do nhiều yếu tố trong nước lẫn quốc tế.

TS, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói: “Vấn đề không phải là huy động vàng trong dân, vấn đề là làm sao để người dân không tập trung vào vàng. Huy động vàng trong dân có thể kéo theo những hệ lụy khác. Nếu chúng ta cứ trao cho vàng chức năng như một loại tiền tệ hay công cụ tài chính thì có thể sẽ lại quay về tình trạng vàng hóa nền kinh tế”.

Theo TS Vũ Đình Ánh, điều cần làm là tạo ra một môi trường đầu tư để thay vì mua vàng, người dân sẽ đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận, làm tài sản sinh sôi nảy nở thông qua các kênh đầu tư khác.

“Lựa chọn hình thức nào thì lựa chọn, mục tiêu quan trọng vẫn là làm sao để người dân có kênh đầu tư hiệu quả hơn việc tích trữ vàng. Từ đó, họ sẽ không tích trữ vàng mà sử dụng nguồn lực tiền tệ của mình cho các mục tiêu đầu tư, phát triển, sinh lợi kể cả trực tiếp hay gián tiếp” - TS Vũ Đình Ánh nói.

Với những mục tiêu đã nói, TS Vũ Đình Ánh cho rằng thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia là không cần thiết.

Tuyết Mai (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật