1. Chú ý thời gian
Không nên luộc rau quá chín vì như vậy sẽ làm chết vitamin. Thời gian luộc rau tốt nhất là khoảng 3-5 phút, tùy lượng rau và loại rau. Tối đa không quá 10 phút.
Nhiều chị em hay mắc sai lầm là luộc rau quá lâu trên bếp khiến cho rau bị mềm nhũn và sẫm màu.
Cần chú ý thời gian khi luộc rau.
2. Sử dụng nồi to để luộc
Khâu chọn nồi để luộc rau cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng, màu sắc của rau sau khi luộc. Để rau luộc tươi xanh, ngon thì bạn nên lựa chọn các loại nồi lớn, chứa được nhiều nước.
Nên dùng nồi to, rộng để luộc rau, rau sẽ ngập nước khi luộc, giúp rau chín đều và không bị sống. Luộc trong nồi nhỏ sẽ khó khăn trong việc đảo rau, không đảm bảo được sức nóng đều cho toàn bộ rau củ của bạn.
3. Nêm gia vị vào rau luộc
Thêm một mẹo giúp rau luộc có màu xanh và giữ rau giòn hơn đó là cho thêm một ít muối vào khi luộc rau. Hoặc bạn cũng có thể cho thêm một ít dầu ăn vào nồi nước trước khi cho rau vào luộc để rau xanh và giữ độ giòn, bóng mượt hơn.
Luộc rau cũng cần đảm bảo ngon miệng và đẹp mắt.
4. Rau và nước đá
Phần rau xanh sau khi vừa luộc chín thì bạn nên vớt ngay ra rổ lớn để rau nhanh nguội và ráo nước. Không nên chồng rau lên nhau quá nhiều tránh làm rau bị sẫm màu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho phần rau đã luộc chín này vào ngay thau nước đá để giữ màu xanh tươi và độ giòn cho rau.
5. Mở nắp nồi khi luộc rau
Việc mở nắp nồi khi luộc rau sẽ giúp loại bỏ chất độc hại cũng như các hoá chất có trong rau. Không những thế, mở nắp khi luộc còn giúp giữ lại lượng magie tự nhiên và chất diệp lục làm cho rau luộc có được màu xanh bắt mắt và hấp dẫn.
Mỗi loại rau có thời gian luộc khác nhau.
6. Chú ý thứ tự luộc
Tùy vào loại rau, củ và đặc tính cứng, mềm của nó mà lựa chọn thời gian luộc khác nhau. Đừng cho tất cả các loại rau vào luộc cùng một lúc vì sẽ khiến loại thì chín quá cái thì còn sống.
Hãy canh thời gian vừa đủ để rau chín tới mới giúp rau giữ được độ xanh, giòn. Còn rau bị chín quá kỹ sẽ bị nhão, dai và dần xuống màu. Ngược lại, rau chưa kịp chín thì sẽ bị thâm đen lại và cũng giòn, dai.