Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội Luật gia VN tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Luật Báo chí

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày 26/6, Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm góp ý dự thảo Luật báo chí.

(ĐSPL) - Ngày 26/6, Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Báo chí.

Thực hiện Nghị quyết số 70/2014/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và giải pháp đảm bảo chất lượng, thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và trương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Luật Báo chí mới thay thế Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Báo chí.

Tham gia buổi dự thảo này có Nhà báo Vũ Thế Lân – Phó Chánh Văn phòng TW Hội, Nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng biên tập báo Tiền Phong; LS. Nhà báo Liêu Chí Trung – Phó Tổng biên tập tạp chí Luật sư VN; Nhà báo Nguyễn Minh Quang – Tổng biên tập báo Khoa học và Đời sống; Nhà báo Nguyễn Thành Phong – Tổng biên tập báo Lao động & Xã hội; Nhà báo Nguyễn Kiều Minh – Trưởng ban Nội chính, báo Nông thôn Ngày nay; Đại diện báo Dân trí; GS.TS Lê Hồng Hạnh – Tổng biên tập tạp chí Pháp luật và Phát triển; PGS.TS Chu Hồng Thanh – Nguyên TBT báo Đời sống & Pháp luật, Nguyên trưởng ban Nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật; Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh – Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật…

Nhà báo Vũ Thế Lân – Phó Chánh Văn phòng TW Hội Luật gia Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết số 70/2014/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và Quyết định số 1193/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và giải pháp đảm bảo chất lượng, thời hạn trình các dự án luật , pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và trương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Luật Báo chí mới thay thế Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999.

Phát biểu trong buổi toạn đàm, ông Vũ Thế Lân - Phó Chánh văn phòng Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Trưởng ban Thời sự - chính trị Báo Nhân dân cho rằng, so với luật hiện hành, Dự thảo sửa đổi có mở rộng thêm các cơ quan, tổ chức có quyền thành lập cơ quan báo chí là cần thiết, đáp ứng được sự linh hoạt của hoạt động báo chí.

Nhà báo Nguyễn Thành Phong – Tổng biên tập báo Lao động & Xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Lân, không nên qui định báo chí là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, dễ dẫn đến kinh doanh mang tính thương mại, trong khi các cơ quan quản lý đang tích cực chống xu hướng thương mại hóa báo chí, dẫn đến xa rời tôn chỉ, mục đích, để đảm bảo cho bán báo thì trên mặt báo sẽ dày đặc các tin bài “tình, tù, tội, cướp, giết, hiếp”; không phải hoạt động kinh tế thuần túy đơn thuần.

Ông Lân cũng cho biết thêm, việc cung cấp thông tin cho báo chí, người phát ngôn tỏ ra dè dặt hơn, nhiều khi còn né tránh báo chí nên đề nghị bổ sung vào dự thảo qui định về né tránh cung cấp thông tin cho báo chí.

Đồng quan điểm với ông Lân, ông Nguyễn Tiến Thanh – Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật cũng tán thành việc không nên quy định báo chí là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mà nên để đơn vị sự nghiệp có thu.

Phát biểu trong buổi tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Thành Phong – Tổng biên tập báo Lao động & Xã hội có nêu ý kiến phát biểu liên quan đến chức danh người đứng đầu cơ quan báo chí, đó là Tổng biên tập hay thay đổi tên là Tổng giám đốc?

Theo nhà báo Thành Phong, đối với những tờ báo chuyên về loại hình báo chí thì nên để chức danh là Tổng biên tập Những loại hình cơ quan lấy báo chí làm chủ đạo, ngoài ra còn có một số hoạt động liên quan đến báo chí, gần với báo chí, ví dụ Đài truyền hình Việt Nam thì có hãng phim đài truyền hình, phòng ca nhạc, Đài tiếng nói Việt Nam thì có nhà hát, đoàn ca nhạc, dàn nhạc đài tiếng nói Việt Nam thì nên lấy chức danh là Tổng giám đốc.

HOA THỊ

Tin nổi bật