Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hồi hộp theo dõi cuộc chiến kịch tính giữa bạch tuộc và cá chình biển

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Chạm trán cá chình biển to hơn mình rất nhiều, bạch tuộc sử dụng chiến thuật che mắt, nhét tua vào miệng và bịt mang của đối thủ.

VnExpress dẫn thông tin từ Wiley Online Library cho biết, các thợ lặn đã quay được cảnh một con bạch tuộc chiến đấu với cá chình biển - đối thủ nặng hơn nó ít nhất 3 lần.

Trong video do ông Jorge Hernández-Urcera - nhà sinh thái học hải dương ở Viện nghiên cứu biển thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha và cộng sự chia sẻ, có thể thấy bạch tuộc đối phó với cá chình biển bằng cách che mắt, nhét tua vào miệng và bịt mang đối thủ.

"Tôi nghĩ chênh lệch lớn về kích thước sẽ khiến bạch tuộc khó thoát khỏi cái chết", ông Hernández-Urcera chia sẻ. Không ngờ, con bạch tuộc không chỉ tự vệ thành công mà có vẻ chiếm thế thượng phong.

Các thợ lặn quay video làm gián đoạn cuộc chiến, hai con vật sống sót và bạch tuộc đã bỏ đi sau khi phun mực.

Video ghi cảnh bạch tuộc đối đầu với cá chình biển. Nguồn: Jorge Hernández-Urcera

Nhóm nghiên cứu của ông Hernández-Urcera đã thu thập các video và phân tích hành vi chưa từng được mô tả trước đây. Nhà sinh thái học hải dương này tin chắc video quay năm 2008 ngoài khơi Galicia ở Tây Bắc Tây Ban Nha, cho thấy trí thông minh của bạch tuộc và độ phong phú của hành vi tự vệ.

Tuy nhiên, như vậy chưa đủ để chỉ ra kỹ thuật này là một kiểu ra đòn thông thường của bạch tuộc. Gần đây, ông thu được thêm video chứng minh loài vật này sẽ làm nghẹt họng, gây mù mắt, thậm chí hy sinh các chi trong nỗ lực tự vệ trước cá chình to hơn nhiều.

Trong đoạn video quay ở ngoài khơi vùng Asturias phía Bắc Tây Ban Nha hồi năm 2022, một con bạch tuộc khác đã sử dụng chiến thuật tương tự để chống lại cá chình tấn công.

Đối mặt với chiến thuật này, cá chình nhanh chóng xoay tròn để thoát khỏi tay bạch tuộc. Ngay tại thời điểm bạch tuộc trốn thoát, con vật đã làm bật nhãn cầu ở một bên mắt của cá chình thông qua giác hút cực khỏe.

Theo ông Hernández-Urcera, hai con bạch tuộc trong các video đều có thể hy sinh chi. Cụ thể, bạch tuộc ở video đầu tiên mất 3 chi trong khi bạch tuộc ở video thứ hai mất 2 chi. Một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy chi của bạch tuộc có thể mọc lại đầy đủ các chi trong khoảng 45 ngày.

Ở một video khác được quay vào năm 2023 gần Galicia, bạch tuộc không may bị cá chình túm được phần đầu đầu. Cá chình xoay tròn bạch tuộc và đập mạnh vào mỏm đá. Con bạch tuộc dường như bị tê liệt và cá chình bơi đi cùng với con mồi.

Ông Hernández-Urcera không biết chắc các kỹ thuật chiến đấu trong video mà ông thu thập mang tính bản năng hay là hành vi học hỏi. Theo ông, những cuộc đụng độ như vậy có thể xảy ra thường xuyên.

Tin nổi bật