Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Học sinh giải nghĩa câu tục ngữ khiến giáo viên "bất lực", dân mạng được phen cười nghiêng ngả

(DS&PL) -

Đây là câu tục ngữ vô cùng quen thuộc thế nhưng bạn học sinh này lại đưa câu chuyện sang hướng hoàn toàn khác.

Bằng sự thật thà, thấy gì tả nấy cộng thêm trí tưởng tượng phong phú pha chút hài hước, các em học sinh thường cho ra đời những bài văn miêu tả, kể chuyện hay trang nhật ký mà khi đọc thầy cô, bố mẹ cũng phải cười nghiêng ngả.

Mới đây, một bài kiểm tra Ngữ văn của học sinh cấp 2 đang nhận được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. Theo đó, câu 6 điểm ra yêu cầu hãy giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", từ đó rút ra bài học trong việc chọn bạn mà chơi.

Đây là một câu tục ngữ quen thuộc với bao thế hệ học sinh. Tưởng chừng như việc giải thích và liên hệ rất đơn giản, thế nhưng khi qua trí tưởng tượng của học sinh này thì lại hoàn toàn rẽ sang hướng khác.

Nguyên văn bài viết của học sinh này như sau:

"Trong cuộc sống con người như chúng ta, ai cũng có bạn để chơi trong việc chọn bạn mà chơi. Ông bà ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Mực là con mực dùng để làm mực viết. Đèn là bóng đèn để soi sáng. Vì sao chúng ta phải nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"? Vì khi chúng ta đến gần mực thì nó sẽ phun mực đen ra, còn gần đèn thì sáng. Hồi còn học lớp 3, ba mẹ dẫn em đi tắm biển gặp phải một con mực nhưng đến gần thì nó phun nước lại phun mực đen ra ở đó.

Tối về nhà bật đèn lên thì lại sáng. Nếu không có mực viết và đèn thì xã hội sẽ ra sao? Thì xã hội sẽ rất tối và không có mực để viết. Đến bây giờ câu tục ngữ này vẫn đúng cho đến ngày nay và trong việc chọn bạn mà chơi".

Giáo viên đọc bài văn xong bất lực đến nỗi chỉ để lại lời phê vỏn vẹn 3 chữ: "Hiểu chết liền!". Dù vậy, cộng đồng mạng lại vô cùng thích thú trước bài văn "bá đạo" cùng trí tưởng tượng phong phú và cách định nghĩa mới mẻ đầy khó hiểu của bạn học sinh trên.

Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" thông thường sẽ có 2 hướng hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nghĩa đen: Mực được hiểu là mực viết, nếu tiếp xúc gần sẽ dễ làm dơ tay và bẩn quần áo, còn đèn là dụng cụ chiếu sáng và phát sáng, nên khi đến gần chúng ta cũng sẽ được chiếu sáng.

Nghĩa bóng: Nếu ở gần người xấu ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu gần được người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải. Đó là vấn đề, là mối quan hệ giữa môi trường sống với việc hình thành nhân cách con người.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật