Cùng tham khảo bí quyết tăng cường hệ miễn dịch, giữ cho cơ thể khoẻ mạnh của các bác sĩ, chuyên gia y tế thông qua những việc không hề khó dưới đây.
Đặc điểm thời tiết của Việt Nam với 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông, vì vậy khi giao mùa là lúc thời tiết khó chịu nhất vì độ ẩm không khí cao, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nên những căn bệnh như: Xương khớp, cảm cúm…
Ai trong chúng ta cũng ý thức được việc phải bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh không chỉ trong thời điểm giao mùa mà tại mọi thời điểm trong năm. Thế nhưng, nhiều người lại chưa biết cụ thể phải làm những gì.
Cùng tham khảo bí quyết tăng cường hệ miễn dịch, giữ cho cơ thể khoẻ mạnh của các bác sĩ, chuyên gia y tế thông qua những việc không hề khó dưới đây:
1. Mang theo dung dịch rửa tay không cần nước
Khi bồn rửa và xà phòng không tiện ở bên, chính là lúc bạn cần tới dung dịch rửa tay không cần nước. Đặt 1 chai ở bàn làm việc, 1 chai trong túi và tích trữ vài chai ở nhà. Mặc dù phần lớn các bác sĩ đều khuyên rửa tay thật sự tốt hơn là dùng dung dịch rửa tay không cần nước, nhất là khi nó có thể làm khô da tay, nhưng trong trường hợp bất khả năng, làm sạch tay vẫn tốt hơn là không làm gì.
2. Tạo thói quen rửa tay cho các con
Không có gì ngạc nhiên khi trẻ em là một trong những nguồn mang vi trùng lớn nhất, đặc biệt khi chúng ở bên những trẻ khác ở trường hay ở nhà trẻ. Bác sĩ Tong khuyến nghị cha mẹ nên tạo thói quen rửa tay trước khi rời khỏi trường học/nhà trẻ, để trẻ không mang theo vi khuẩn lên xe về nhà.
3. Tránh chạm vào mặt bạn
Vi trùng không chỉ lây lan khi bạn ăn thứ gì đó bằng đôi tay bẩn. Chúng có thể thâm nhập bất cứ bề mặt hở nào trên cơ thể, gồm cả mắt và mũi. Theo bác sĩ Tong, trưởng phòng dược tại Doctor On Demand, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng trong mùa cảm, cúm.
4. Cẩn thận ở những nơi công cộng
Bác sĩ Calapai cho biết: "Công sở và các không gian công cộng là nguồn vi trùng. Khi bạn đi từ cơ quan tới bếp ăn tập thể hoặc phòng họp, bạn có thể chạm vào một bề mặt nào đó và vi trùng sẽ thâm nhập vào cơ thể bạn, dẫn tới cúm".
Điều này lý giải tại sao việc thường xuyên rửa tay và sử dụng dung dịch rửa tay diệt khuẩn tại cơ quan lại quan trọng đến thế.
5. Quên việc bắt tay đi
Tránh chạm vào người lạ trong mùa cảm, cúm, trong đó bao gồm cả việc bắt tay, nhất là khi bạn để ý thấy họ thường xuyên hắt hơi hay lau mũi.
Tránh những người bị ốm, tránh chạm vào bàn tay hoặc ngón tay hoặc những vật dụng mà bàn tay, ngón tay họ đã chạm. Chúng có thể trông khá kỳ quặc nhưng chào một đồng nghiệp đang bị hắt hơi bằng cách chạm nắm tay và khuỷu tay với họ là lựa chọn cần thiết.
6. Đừng quá chú ý tới tiểu tiết
Stress có thể thực sự làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm, cúm hơn. Cố gắng không làm việc tới kiệt sức, nếu không, bạn chỉ làm cho cơ thể ốm bệnh mà thôi.
Bác sĩ Tong nhấn mạnh: "Bạn phải chủ trì vài cuộc họp và phải chuẩn bị mấy bài phát biểu. Nhưng đừng quá cầu kỳ và nên bỏ qua những tiểu tiết như phông chữ bởi nó có thực sự tác động tới nội dung bạn nói không".
7. Thiền
Nếu lịch làm việc của bạn cực kỳ bận rộn và căng thẳng, thiền có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Stress có tác động đáng kể trong việc làm suy giảm khả năng phòng thủ của cơ thể. Đối với stress, chỉ cần 10 phút thiền hoặc nghe nhạc cũng sẽ giúp bạn thư giãn rất nhiều.
8. Hấp thụ đủ vitamin D
Khi nhiệt độ lạnh đi, ngày ngắn hơn và trời thường nhiều mây, hàm lượng vitamin D của chúng ta sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Không may là vitamin này lại có vai trò thiết yếu trong việc giúp chúng ta khỏe mạnh. Bác sĩ Bulsiewicz, chuyên gia về dạ dày – tiêu hoá, cho biết: "Vitamin D rất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe và hiệu quả.
Tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, mùa cảm, cúm cũng trùng với mùa đông, thời điểm hàm lượng vitamin D của chúng ta thấp nhất. Trong một nghiên cứu, việc bổ sung vitamin D giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp trên, từ đó củng cố giả thuyết rằng lượng vitamin D phù hợp là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhiễm trùng".
9. Thử dùng dầu cá
Ngoài vitamn D, bác sĩ Stagg, bác sĩ theo liệu pháp thiên nhiên, gợi ý nên dùng thực phẩm bổ sung dầu cá hàng ngày để giúp hệ miễn dịch và cơ thể khỏe mạnh.
10. Hấp thụ đủ kẽm
Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên bị cảm, bác sĩ Tawwab dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm nhằm tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó, cơn cảm sẽ được ngăn chặn kịp thời.
11. Lau chùi sạch mọi bề mặt
Những bề mặt tiếp xúc nhiều trong nhà bạn như nắm đấm cửa, bàn bếp là ổ vi trùng. Do đó, quan trọng là phải giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Nếu có thể, hãy lau chúng bằng giẻ tẩm cồn.
12. Mang theo khăn diệt khuẩn
Không chỉ cần lau chùi nhà cửa sạch sẽ, bạn còn cần làm như thế với phòng tập gym, xe ô tô và nhất là văn phòng của bạn. Bác sĩ Tong khuyên: "Hãy mang theo khăn lau của riêng bạn. Khăn diệt khuẩn có thể khiến các đồng nghiệp xì xào bàn tán nhưng diệt vi khuẩn trên ống nghe điện thoại là việc làm đáng giá trước khi bạn thực hiện cuộc gọi".
13. Hấp thụ các chất chống oxy hóa
Tăng cường hấp thụ các chất chống oxy hóa có thể giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Bác sĩ Megha Tewari tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann The Woodlands gợi ý, nên ăn nhiều trái cây và rau tươi. Trong đó, những nguồn giàu chất chống oxy hóa nhất là dâu tây, việt quất, nam việt quất, cải kale và rau bina.
14. Tắm hơi
Tắm nước nóng trong khoảng thời gian dài hoặc dành vài phút vào phòng xông hơi có thể giúp bạn ngừa bệnh. Bác sĩ phẫu thuật, người dẫn chương trình truyền hình "The Doctors" cho biết: "Tôi nghĩ, hơi nước nóng giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp".
15. Cười thật nhiều
Một trong những cách dễ nhất để cải thiện tâm trạng, xoá bỏ stress là nở nụ cười. Theo bác sĩ Settipalli, cười giúp củng cố sức khỏe nói chung. Không phải vô cớ mà người ta nói, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
16. Tăng hàm lượng vitamin C
Bác sĩ Ordon là người tin vào những chất giúp tăng cường miễn dịch, và trong đó có vitamin C. Bạn có thể tăng hấp thụ loại vitamin quan trọng này thông qua các loại trái cây họ cam chanh như cam, bưởi. Bạn cũng có thể chọn thưởng thức vài ly nước ép cam và gừng tươi.
17. Bổ sung nghệ
Nghệ chứa nhiều curcumin, một chất chống oxy hóa có thành phần kháng viêm. Ngay khi cảm thấy cơ thể có gì đó bất ổn, bác sĩ Ordon thường dùng ngay một liều thúc đẩy miễn dịch có thành phần từ nghệ.
18. Tăng cường hấp thụ vitamin E
Mặc dù phần lớn mọi người đều chỉ nghĩ tới vitamin D và C khi bàn chuyên ngăn ngừa bệnh tật, vitamin E thực chất có tác dụng thúc đẩy miễn dịch rất tốt. Chất chống oxy hóa này có mặt trong hạnh nhân, rau bina, khoai lang và cám mì. Bác sĩ Calapai gợi ý nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E trong mùa cảm, cúm.
19. Hấp thụ đủ vitamin A
Một vitamin quan trọng khác để duy trì sức khỏe là vitamin A, có trong cà rốt, khoai lang, cải kale, gan bò. Chỉ cần đảm bảo là bạn không ăn quá nhiều - cụ thể là không được vượt quá 10.000 IU/ngày. Quá nhiều vitamin A có thể gây độc.
Theo Eatthis - Nguồn: Afamily