Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Học giả Mỹ: Trung Quốc gây hấn, ASEAN gắn kết hơn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhà phân tích Ernest Bower nói với đài “Làn sóng Đức” rằng Trung Quốc càng gây hấn bao nhiêu, thì ASEAN gồm 10 nước thành viên càng gắn kết bấy nhiêu.

(ĐSPL) - Nhà phân tích Ernest Bower nói với đài “Làn sóng Đức” (DW) rằng Trung Quốc càng gây hấn bao nhiêu, thì  ASEAN gồm 10 nước thành viên càng gắn kết bấy nhiêu.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lịch sử được tổ chức lần đầu tiên ở Myanmar, các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra một tuyên bố chung ngày 10/5, thể hiện "mối quan ngại sâu sắc”  và nêu bật sự cần thiết cho một giải pháp hòa bình để "tiếp tục phát triển trong khu vực Biển Đông”.

Học giả Mỹ Ernest Bower: Trung Quốc càng gây hấn, ASEAN càng gắn kết hơn.

Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, tuyên bố này được xem như một nỗ lực để giảm leo thang căng thẳng trong khu vực,  sau khi Bắc Kinh hạ đặt khai giàn khoan dầu nước sâu HD-981 trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.  Đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam.
Dựa vào cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) phi lý, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và  bác bỏ tuyên bố chủ quyền của các nước khác như  Việt Nam, Philippines ,  Malaysia và Brunei.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài “Làn sóng Đức” (Deutsche  Welle -DW), học giả Mỹ  Ernest Bower – cố vấn cao cấp phụ trách Nghiên cứu Đông Nam Á và đồng giám đốc tổ chức Sáng kiến đối tác Thái Bình Dương tại  tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC -  cho biết hành động gây hấn mới của Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại trong các nước láng giềng và Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
DW: Nhiều nhà phân tích cho biết Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này sẽ là một phép thử quyết tâm của 10 nước thành viên trong việc chống lại một đối tác kinh tế hùng mạnh?
Ernest Bower: Việc ASEAN không nêu đích danh Trung Quốc trong Tuyên bố chung không có gì đáng ngạc nhiên.  Nhưng trong Hội nghị cấp cao ASEAN 24, các nhà lãnh đạo ASEAN đã dành một thời lượng đáng kể  và thảo luận nghiêm túc về các vấn đề ảnh hưởng đến Biển Đông, những chiến thuật mới của Trung Quốc và làm thế nào để đối phó với những chiến thuật này.
DW: Cuộc tranh chấp mới nhất giữa Hà Nội và Bắc Kinh gây ra những phản ứng gì trong số các nước thành viên ASEAN ?
Ernest Bower: Rõ ràng là sự gây hấn mới của Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại trong các nước láng giềng . Trong khi ASEAN không có một mặt trận thống nhất, hành động nói trên của Trung Quốc đã thúc đẩy ASEAN hướng tới mối quan tâm chung và  làm cho khối này trở nên gắn kết hơn. Những mưu đồ  của Bắc Kinh nhằm thiết lập những thực tế mới ở Biển Đông, đặc biệt là hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Philippines , Malaysia và Việt Nam đang khiến cho ASEAN trở nên gắn kết hơn.
Indonesia - không phải là 1 trong 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông - hiện đã công khai bày tỏ quan ngại trước lập trường của Trung Quốc, nước đã sử dụng tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên vùng biển của Indonesia, ngoài khơi đảo Natuna.
Singapore là nước đầu tiên công khai kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, khi tình trạng đối đầu nổ ra về việc  giàn khoan dầu khí (HD-981) của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trên thềm lục địa Việt Nam.
DW: Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ cần được thảo luận trên cơ sở song phương . Vậy  Bắc Kinh đang theo đuổi mục tiêu gì?
Ernest Bower: Trung Quốc muốn một ASEAN suy yếu và chia rẽ khi nói đến Biển Đông. Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và  sức mạnh quân sự đang lên để tiến hành đàm phán song phương phi đối xứng với các nước láng giềng, trong một nỗ lực để chi phối các cuộc tranh chấp lãnh thổ . Các nước ASEAN hy vọng họ có thể thuyết phục người hàng xóm lớn của họ tuân thủ pháp luật và các công ước quốc tế.
DW: Mỹ đã lên án hành động (hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam) của Trung Quốc là khiêu khích . Liệu Việt Nam  có thể nhận được sự hậu thuẫn  dài hạn của khu vực và quốc tế ?
Ernest Bower: Có, Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế . Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bày tỏ  lo ngại trước việc  một nước lớn sử dụng sức mạnh kinh tế-quân sự để thúc đẩy các lợi ích chủ quyền của mình, trong khi gây hại cho một quốc gia nhỏ hơn. Trong trường hợp này, gần như tất cả các quốc gia đều chia sẻ lợi ích trong việc thuyết phục Trung Quốc tham gia xây dựng và tuân thủ các quy tắc. Nếu không, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị mất ổn định bởi sự quyết đoán của Trung Quốc  và thương mại- đầu tư trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề .
DW: Có cách nào giải quyết cuộc xung đột này, khi cả Trung Quốc và Việt Nam dường như đều không muốn thỏa hiệp?
Ernest Bower: Tôi tin rằng hai nước sẽ đều có lợi trong việc giải quyết cuộc xung đột và tìm cách cùng nhau thăm dò khai thác các nguồn năng lượng ở Biển Đông. Việc xây dựng Bộ tắc ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ là một bước rất hữu ích đầu tiên theo hướng này.

Tin nổi bật