Cai trị bán đảo Ả rập hàng trăm năm, gia tộc Al Saud có tới 15.000 thành viên với khối tài sản khổng lồ lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD.
Theo CNBC, gia tộc Al Saud nổi tiếng giàu có. Dù khá kín kẽ về khối tài sản của mình, nhưng các thành viên trong gia đình này đều có cuộc sống xa hoa với phi cơ riêng, du thuyền sang trọng và những căn biệt thự nguy nga dát vàng.
Với 15.000 thành viên và tổng khối tài sản trị giá lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, Hoàng gia Al Saud được đánh giá là giàu có gấp 16 lần sao với Hoàng gia Anh.
Gia tộc Al Saud của Ả Rập Xê Út có hơn 15.000 thành viên với tổng khối tài sản lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD. Ảnh: TRT World |
Nguồn gốc của khối tài sản nghìn tỷ
Sự giàu có của họ bắt nguồn từ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ được phát hiện cách đây hơn 75 năm, dưới thời trị vì của Vua Abdulaziz ibn Saud. Trong vài thập niên trước, đây vốn là loại hàng hóa được giao dịch nhiều với mức giá tăng cao. Điều này đã giúp Hoàng gia Al Saud thu về hàng tỷ USD.
Bên cạnh đó, công ty dầu mỏ khí đốt Saudi Aramco của gia tộc Al Saud còn được đánh giá là công ty dầu mỏ có lợi nhuận cao nhất thế giới. Công ty này được định giá lên tới 2 nghìn tỷ USD.
Người đứng đầu Hoàng tộc
Một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất trong hoàng gia là Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út. Ông đã kế vị người anh quá cố Abdullah bin Abdulaziz Al Saud vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay ông đã giao lại quyền lãnh đạo đất nước cho con trai ông là Thái tử Mohammed Bin Salman (32 tuổi).
Thái tử Mohammed Bin Salman (phải) tiếp quản quyền cai trị Ả Rập Xê Út. Ảnh: AP |
Sau khi tiếp quản cha, trong một nỗ lực nhằm kiềm chế tham nhũng vào năm 2017, Thái tử Mohammed Bin Salman đã buộc những người giàu nhất đất nước phải giao tài sản của họ cho chính phủ, bao gồm nhiều người thân của ông.
Theo đó, Ả Rập từng tuyên bố đã thu lại hơn 100 tỷ USD thông qua “chiến dịch tham nhũng” này, nhưng con số đó là không thể xác minh. Tạp chí Forbes sau đó cũng đã loạt tên 10 người Ả Rập khỏi danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới.
Trước khi lên nắm quyền, Thái tử Mohammed Bin Salman từng dành nhiều năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh trước khi làm cố vấn đặc biệt cho cha mình. Quyền lực của ông đã tăng lên đáng kể sau khi tiếp quản Công ty Saudi Aramco. Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu Hội đồng Kinh tế và Phát triển, giám sát các bộ ngành khác và quản lý ngân sách đầu tư công của cả nước.
Lối sống xa hoa
Theo New York Times, Thái tử Ả Rập nổi tiếng với lối sống xa hoa. Ông từng chi 450 triệu USD để mua bức tranh của danh họa Leonardo Da Vinci, 500 triệu USD để tậu du thuyền và 300 triệu USD cho một tòa lâu đài Pháp.
Căn biệt thự Pháp của Thái tử Mohammed Bin Salman. Ảnh: Reuters |
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, Thái tử nói rằng tài chính của ông là vấn đề riêng tư và ông không cần phải xin lỗi vì lối sống xa hoa. “Tôi là một người giàu có chứ không phải một người nghèo. Tôi không phải Gandhi hay [Nelson] Mandela. Tôi là một thành viên của gia đình cầm quyền tồn tại hàng trăm năm trước khi thành lập Ả Rập Xê Út".
Thái tử cũng tuyên bố ông đã giành lớn tài sản của mình dành cho hoạt động từ thiện:“Tôi dành ít nhất 51% cho mọi người và 49% cho bản thân".
Những thành viên khác trong gia tộc cũng không kém phần giàu có. Một công chúa trong Hoàng tộc Al Saud từng chi tới 30 triệu USD để mua một khu đất tại Rue Octave-Feuillet (Pháp). Hơn nữa, 15.000 công chúa, hoàng tử của dòng họ này còn được hưởng những đặc quyền mà không phải ai cũng muốn.
Minh Hạnh (Theo CNBC)