Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Không có “chùa BOT"

(DS&PL) -

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV sáng 6/6, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã lên tiếng về vấn đề thương mại hóa du lịch tâm linh.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV sáng 6/6, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã lên tiếng về vấn đề thương mại hóa du lịch tâm linh, khái niệm "chùa BOT".

Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Thích Bảo Nghiêm đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Liên quan đến vấn đề thương mại hóa du lịch tâm linh, báo Tin Tức dẫn lời đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: "Một số đại biểu quốc hội phản ánh về hoạt động các nghi lễ như: Dâng sao giải hạn, thỉnh vong diễn ra tại một số chùa trong thời gian qua. Cũng có ý kiến đại biểu nêu về hình thức chùa BOT, chùa xây dựng có sự góp vốn của cá nhân, tổ chức với mục đích kinh doanh hay không?

Là một đại biểu Quốc hội, là một tu sĩ Phật giáo với cương vị Phó Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tôi xin báo cáo với Quốc hội và cử tri cả nước rằng: Tất cả các chùa trên phạm vi cả nước đều do GHPGVN và GHPG các địa phương cùng nhân dân xây dựng và quản lý, không có chùa nào nằm ngoài hệ thống này; đặc biệt tôi khẳng định không chùa nào có sự góp vốn, đầu tư xây dựng từ những cá nhân, tập thể với dưới mục đích kinh doanh mà đại biểu nêu với cụm từ là “chùa BOT”.

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống yêu nước, với tinh thần hộ quốc an dân luôn gắn bó với vận mệnh đất nước trong quá trình truyền bá tư tưởng Phật giáo. Vừa qua GHPGVN đã đồng lòng tổ chức rất thành công Đại hội Phật giáo quốc tế Vesak được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Là thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GHPGVN luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động giáo hội, đạo pháp Chủ nghĩa xã hội, tích cực hưởng ứng các hoạt động tích cực lợi dân, phúc lợi xã hội, xây dựng nếp sống văn minh văn hóa.

Tuy nhiên dù rất ít nhưng con sâu làm rầu nồi canh, những hiện tượng sai lệch giáo luật của một số nhà tu hành tại một số chùa, có ứng xử chưa phù hợp với các Phật tử đến lễ chùa đều được GHPGVN và GHPG tại các địa phương nhắc nhở, xử lý, kỷ luật nghiêm khắc theo các quy định của hiến chương các nội quy của Giáo hội.

Tôi xin khẳng định GHPGVN không dung túng, bao che cho bất kỳ một người tu hành nào, đặc biệt là các chức sắc khi vi phạm đạo đức, giáo luật".

Trước đó, cũng theo thông tin trên báo Tin Tức, trong phiên chất vấn chiều 5/6, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) có đặt câu hỏi: "Trong báo cáo 126 ngày 3/2019, Bộ Văn hóa Thể thao không thừa nhận khái niệm du lịch tâm linh, vậy xin Bộ trưởng cho biết về thương mại hóa xây dựng một số công trình tâm linh mà tôi tạm gọi là chùa “BOT”, ở đó có việc quan chức đóng cổ phần xây dựng chùa BOT để kiếm lời sau khi công trình đưa vào hoạt động hay không".

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, trả lời những chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ VHTT-DL quản lý văn hoá, tâm linh, còn quản lý tôn giáo là trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Riêng khía cạnh quản lý văn hoá, ông Thiện nói chưa có thông tin về việc quan chức góp tiền xây dựng chùa nên đề nghị đại biểu nếu có thông tin chính xác thì cung cấp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định không có khái niệm "chùa BOT". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không nên xúc phạm văn hoá, tâm linh. Đại biểu khi chất vấn cần có trách nhiệm về thông tin. Theo đó, nếu có thông tin chính xác về “chùa BOT” như đại biểu nêu thì cần cung cấp cho Quốc hội và cơ quan quản lý để giám sát và quản lý.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật